Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 96 - 97)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đến năm

3.2.2.3. Đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu

Được thành lập từ việc hợp nhất 3 Tổ chức tín dụng là SCB, Ficombank, TinNghia Bank, SCB là trường hợp đầu tiên khơi mào cho làn sóng M&A trong lĩnh vực ngân hàng khi NHNN đẩy mạnh chủ trương tái cơ cấu ngành. Sau hợp nhất vào đầu năm 2012, SCB đã gặp rất nhiều khó khăn khi có tỷ lệ nợ xấu rất cao và trạng thái vàng âm, vì vậy, xử lý nợ xấu là một vấn đề vô cùng cấp bách đối với SCB.

Bán nợ xấu cho VAMC, cho ngân hàng bạn và các chủ đầu tư, là biện pháp tích cực vì ngân hàng thu được khoản nợ khó đòi và có thể tập trung toàn bộ nhận lực, vật lực và tài lực vào hoạt động kinh doanh của mình.

Thực hiện phân loại nợ xấu, nếu như SCB thực hiện phân loại nợ xấu theo đúng chuẩn khi đó sẽ đề ra được những biện pháp xử lý thích hợp cho từng loại nợ, điều quan trọng hơn hết là phải xác định được quy mô và tính chất của nợ xấu để phân loại và có hướng xử lý cho phù hợp.

Chuyển nợ xấu thành vốn góp cổ phần, khi đó, các ngân hàng chuyển từ chủ nợ sang thành cổ đông của các doanh nghiệp, các doanh nghiệp sẽ giảm được áp lực thanh toán nợ, giảm được chi phí lãi vay, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.

Thực hiện tốt các biện pháp cơ bản: phát mại tài sản, yêu cầu bên thứ ba trả nợ thay hay khởi kiện, thuyết phục khách hàng tự nguyện bán tài sản để trả nợ, bán tài sàn cầm cố thế chấp theo quy định của pháp luật, yêu cầu bên bảo lãnh trả nợ thay hoặc tiến hàng các thủ tục pháp lý cần thiết để khởi kiện khách hàng.

Chủ động tăng mức trích lập dự phòng các khoản nợ xấu, chấp nhận giảm lợi nhuận hoặc thua lỗ, việc làm này sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng bù đắp tổn thất, giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp, đồng thời có thể giảm quỹ lương nhưng làm tăng khả năng tài chính nội tại của ngân hàng.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng, cần phải chủ động xử lý nợ xấu bằng cách xây dựng các nguyên tắc trong quản lý rủi ro như chất lượng công tác tín dụng, thẩm định giá, tỷ lệ cho vay, đánh giá phân loại khách hàng, xem xét kỹ phương án sản xuất kinh doanh,…

Tăng cường hoạt động với các cơ quan ban ngành liên quan trong quá trình xử lý nợ xấu. Trong đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong thủ tục phát mãi tài sản, xử lý tài sản là đất đai, bất động sản, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của tài sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)