Chất lượng cho vay của SCB giai đoạn 2012-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 62 - 63)

Năm

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tỷ lệ nợ quá hạn % 8.64 14.03 16.28 8.79 1..88 2. Tỷ lệ nợ xấu % 1.28 11.40 8.96 7.22 1.62 3. Dư nợ/Huy động từ TCKT và dân cư % 0.92 0.75 1.12 0.97 0.60 4. Tỷ lệ chi phí DPRRTD/LN trước

DPRRTD % 0.31 0.52 0.91 0.92 0.91

5. Tỷ lệ DPRRTD/Tổng dư nợ % 1.09 2.32 2.97 1.12 1.81 6. Tỷ lệ DPRRTD/Tổng nợ xấu % 0.85 0.20 0.33 1.94 10.22

7. Tỷ lệ VCSH và DPRR/Nợ xấu % 12.03 1.45 1.47

Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2012-2016

Sau hợp nhất, SCB tập trung xử lý, thu hồi và cơ cấu lại các khoản nợ cho vay theo đề án hợp nhất. Nhờ vậy, năm 2016, tỷ lệ nợ xấu của SCB chỉ còn 1.62%, tỷ lệ nợ quá hạn là 1.88%. SCB thực hiện bán nợ cho VAMC nên các khoản nợ xấu trên sổ sách của SCB được cải thiện và giảm nhanh. Tuy nhiên, nhìn chung rủi ro tín dụng tiềm ẩn vẫn còn cao, đe dọa sự ổn định về thu nhập và vốn của ngân hàng. Trong giai đoạn này, trước khi bán nợ cho VAMC, tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn còn rất cao nên SCB phải trích lập dự phòng rủi ro theo quy định NHNN gây sụt giảm lợi nhuận của SCB. SCB cần kiên quyết hơn nữa trong việc xử lý và thu hồi nợ xấu nếu như công tác này không mang lại hiệu quả kể từ khi bán nợ cho VAMC thì SCB phải nhận lại các khoản nợ xấu này, khi đó tỷ lệ nợ xấu gia tăng và đe dọa đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

2.2.1.3. Hoạt động đầu tư tài chính

Hoạt động đầu tư tài chính của SCB tập trung chủ yếu vào trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, góp vốn, đầu tư dài hạn,... Giai đoạn trước hợp nhất thì đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, góp vốn đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)