Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 90 - 91)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đến năm

3.2.1.2. Tăng cường quản lý rủi ro và kiểm soát nội bộ

SCB hiện đã triển mai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế mà các ngân hàng hiện đại đang áp dụng, tách bạch rõ ràng giữa ba bộ phận: Bộ phận kinh doanh, Bộ phận Quản lý rủi ro và Bộ phận tác nghiệp, đảm bảo công tác đánh giá rủi ro và rà soát tín dụng phải do những người không liên quan đến phê duyệt tín dụng thực hiện.

Hoàn thiện và vận hàng hội đồng quản lý rủi ro, tăng cường công tác kiểm toán, đánh giá và kiểm soát chặt chẽ rủi ro tiềm ẩn theo định kỳ và đột xuất. Xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý rủi ro cho từng loại hình rủi ro.

Hoàn thiện các quy trình cấp tín dụng để phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam và đặc điểm hoạt động của SCB theo nguyên tắc đảm bảo quản lý rủi ro nhưng phải nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Tăng cường hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng của hệ thống SCB và toàn ngành ngân hàng. Việc kết nối thông tin về lịch sử khách hàng vay vốn là hướng theo chuẩn mực quốc tế, điều này giúp hạn chế phát sinh nợ xấu cũng như chuyển nợ xấu từ ngân hàng này sang ngân hàng khác. Với trình độ công nghệ ngày càng phát triển, hệ thống cảnh báo thông tin tín dụng sẽ ngày càng phát huy tác dụng.

Áp dụng chặt chẽ các biện pháp kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Nâng cao chất lượng, số lượng kiểm tra, giám sát về việc chấp hành quy trình tín dụng đối với cán bộ tín dụng, cán bộ kinh doanh, các bộ phận có liên quan thông qua các biện pháp như kiểm tra chéo giữa các phòng tại chi nhánh, kiểm tra định kỳ, đột xuất.

Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin, nâng cao tính bảo mật và an toàn dữ liệu, hệ thống lưu trữ dự phòng dữ liệu liên tục.

Tiếp tục rà soát, bổ sung, chỉnh sửa hệ thống văn bản, sổ tay tín dụng, quy trình nội bộ, quy trình xếp loại rủi ro.

Hệ thống hóa và chú trọng phổ biến các văn bản tín dụng: Rà soát, hệ thống lại hệ thống văn bản tín dụng gắn với việc hoàn thiện sổ tay tín dụng theo hướng tích hợp, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tra cứu, quản lý và cập nhật thường xuyên.

Quản lý tốt hơn rủi ro vận hành, tác nghiệp thông qua những giải pháp chuẩn hóa các quy trình sản phẩm, tác nghiệp, quản lý và kiểm soát tuân thủ các quy trình nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)