Tỷ lệ tài sản có sinh lời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 67 - 69)

8. Kết cấu đề tài

2.2.3.1. Tỷ lệ tài sản có sinh lời

Bảng 2.13. Tình hình biến động tài sản có sinh lời của SCB giai đoạn sau hợp nhất

ĐVT: Tỷ đồng

Năm

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

1. Tài sản có sinh lời bình quân 149,388.4 181,126.3 242,330.3 310,983.2 360,836.7

2. Tỷ lệ tăng trưởng TS có sinh lời (%) 15.97 21.25 33.79 28.33 16.03

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Tỷ lệ tăng trưởng tài sản có sinh lời của SCB tăng năm 2012 đến 2014. Năm 2012, tỷ lệ tăng trưởng tài sản có sinh lời của SCB từ 15.97% tăng lên 21.25% vào năm 2013 và tiếp tục tăng lên 33.79% năm 2014. Tuy nhiên đến 2015 tỷ lệ tài sản có sinh lời giảm còn 28.33% và giảm dần đến 2016 chỉ còn 16.03%. Vì sụt giảm tỷ lệ tài sản có sinh lời thì cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Hình 2.9. Tỷ lệ tăng trưởng tài sản có sinh lời

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2012-2016

Nguyên nhân của sự chuyển dịch cơ cấu tài sản có sinh lời là do khoản cho vay năm 2016 chỉ tăng trưởng 2.56% so với năm 2015, trong khi đó chứng khoán đầu tư tăng mạnh 112.4% so với năm 2015 (chủ yếu là do trong năm 2016, SCB thực hiện đầu tư vào trái phiếu chính phủ và thu được trái phiếu). Sự chuyển dịch về cơ cấu tài sản có sinh lời của SCB được xem là hợp lý và theo chiều hướng tích cực vì SCB giảm dần tỷ trọng cho vay trong cơ cấu tài sản có khi mà chất lượng hoạt động tín dụng của SCB suy giảm, tăng dần tỷ trọng của các chứng khoán đầu tư như trái phiếu chính phủ có tính thanh khoản cao và mang lại lợi tức ổn định cho ngân hàng, góp phần ổn định và cải thiện tình hình thanh khoản cho ngân hàng. Đối với trái phiếu đặc biệt SCB nhận được từ việc mua bán nợ với VAMC, SCB sẽ dùng để vay tái cấp vốn với lãi suất ưu đãi trong thời gian sắp tới mang lại nguồn vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, trong cơ cấu tài sản có sinh lời của SCB thì hoạt động cho vay và đầu tư chiếm tỷ trọng chủ yếu. Điều này sẽ khiến SCB gặp rủi ro cao khi mà chất lượng các khoản vay và đầu tư bị giảm sút và có thể đe dọa khả năng sinh lời của ngân hàng cũng như mức độ an toàn của ngân hàng. Việc chuyển dịch cơ cấu tài sản

có sinh lời giảm dần tỷ trọng cho vay, trái phiếu của các doanh nghiệp (rủi ro cao) và tăng dần vào đầu tư trái phiếu chính phủ, chứng khoán nợ có tính thanh khoản cao cũng như phương án thoái vốn góp đầu tư không hiệu quả sau hợp nhất có thể góp phần cải thiện tỷ lệ tài sản có sinh lời. Tuy nhiên, SCB cần chú trọng đến chất lượng của tài sản có sinh lời vì sự sụt giảm về chất lượng tài sản có sinh lời sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)