Hợp nhất ba ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1. Tổng quan về Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn

2.1.2. Hợp nhất ba ngân hàng

Về nguyên nhân hợp nhất:

Nguyên nhân đầu tiên là nợ xấu: Từ năm 2000, NHNN đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, các NHTM nới lỏng điều kiện cho vay khiến tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao (năm 2007 lên đến 37.8%) trong đó tập trung chủ yếu cho vay trung dài hạn để phục vụ tiêu dùng, đầu tư bất động sản, đầu tư chứng khoán; các khoản cho vay các đối tượng có liên quan vì lợi ích nhóm điều này đẩy giá chứng khoán, giá bất động sản tăng cao vượt quá giá trị thực của tài sản, tình trạng sở hữu chéo tại các ngân hàng gia tăng. Năm 2008, dưới tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỷ lệ lạm phát tăng cao, tình hình kinh tế của các doanh nghiệp gặp khó khăn, thất nghiệp tăng cao, thu nhập người dân giảm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh. Nhiều khoản cho vay để đầu tư vào bất động sản, thị trường chứng khoán khó thu hồi. Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng đều tăng cao, trong đó tỷ lệ nợ xấu SCB cuối năm 2010 là 11.4%, mức cao nhất trong số tất cả NHTM Việt Nam vào thời điểm đó

Nguyên nhân thứ hai: rủi ro thanh khoản do chênh lệch khe hở kỳ hạn lớn: Để có nguồn vốn đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư, các ngân hàng đã huy động nhiều vốn trên thị trường dân cư và các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động trên thị trường này đều là các nguồn vốn ngắn hạn trong khi các khoản cho vay và đầu tư phần lớn là trung và dài hạn. Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất đã có sự lạm dụng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn nên đã gặp khó khăn về thanh khoản khi các nguồn vốn ngắn hạn đến hạn thanh toán trong khi các khoản cho vay trung

và dài hạn chưa thu hồi được. Khi thị trường có biến động, nguồn vốn khó khăn khiến ba ngân hàng này mất thanh khoản tạm thời. Để thanh toán các nguồn vốn đến hạn, các ngân hàng huy động vốn trên thị trường dân cư và các tổ chức kinh tế và huy động vốn vay trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất rất cao (lãi suất huy động vốn trên thị trường dân cư và các tổ chức kinh tế trong năm 2010 có thời điểm lên đến 17%/năm). Khi lãi suất huy động tăng, để đảm bảo thu nhập, các ngân hàng điều chỉnh lãi suất cho vay, áp lực trả nợ của khách hàng vay tăng khiến khả năng trả nợ của khách hàng vay sụt giảm, nợ xấu gia tăng, ngân hàng không thu hồi được nợ để thanh toán các nguồn vốn đã huy động.

Cuối năm 2011, SCB bị mất thanh khoản với các khoản vay liên ngân hàng không chi trả được, các tỷ lệ an toàn hoạt động: CAR, tỷ lệ thanh toán trong vòng 7 ngày kế tiếp, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn đều không đạt mức quy định. Tỷ lệ nợ xấu của cả 3 ngân hàng là 7.25% và tỷ lệ nợ quá hạn là 12.8%; đầu tư vào TPDN đến hạn không thu hồi được nợ gốc và lãi; các khoản đặt cọc đầu tư chứng khoán khó có khả năng thu hồi; tài sản đảm bảo có giá trị thấp. Trong năm 2011, SCB đã bán hết lượng vàng huy động để giải quyết thanh khoản, dẫn tới trạng thái âm lớn về vàng. Tổng giá trị âm trạng thái vàng của 3 ngân hàng là 311,018 lượng vàng. Sự tự nguyện hợp nhất cùng với sự hỗ trợ thanh khoản và tham gia toàn diện vào quá trình hợp nhất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) sẽ đảm bảo ngân hàng hợp nhất không bị phá sản, bảo vệ lợi ích của người gửi tiền và giữ nguyên quyền lợi của các cổ đông hiện hữu. Việc hợp nhất của ba ngân hàng là phù hợp với chủ trương và chính sách của NHNN về việc chấn chỉnh, sắp xếp và lành mạnh hóa các TCTD cổ phần, giảm bớt một số TCTD hiện hữu yếu kém. Chính sự tiên phong tự nguyện hợp nhất của ba ngân hàng nên được NHNN tạo điều kiện cho ngân hàng hợp nhất có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ mọi mặt từ NHNN.

Về phương án hợp nhất:

Ba ngân hàng Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, Ngân hàng TMCP Đệ Nhất sẽ hợp thành một Ngân hàng mới với tên gọi Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và chấm dứt hoạt động của các ngân hàng cũ.

Ngân hàng SCB sau hợp nhất sẽ tiếp nhận và thực thi các quyền của chủ sở hữu đối với toàn bộ đất đai và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ của 3 ngân hàng bị hợp nhất. Báo cáo tài chính tháng 9/2011 đã kiểm toán của 3 ngân hàng sẽ là cơ sở cho việc hợp nhất các số liệu kế toán và chuyển giao tài sản; vốn điều lệ của ngân hàng mới sẽ bằng tổng vốn điều lệ của 3 ngân hàng bị hợp nhất.

Bảng 2.1. Bảng cân đối kế toán ba ngân hàng tại thời điểm 30/09/2011

(ĐVT: Tỷ đồng)

Hình 2.1. Tổng hợp cơ cấu tài sản các bên tham gia hợp nhất.

Nguồn: Đề án hợp nhất Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)