Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 61 - 62)

ĐVT: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2012 2013 2014 2015 2016

Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ % Dư nợ %

1. Cá nhân 20,627 65.9 21,519 64.9 28,908 66.1 57,469 65.2 56,153 63.1

2. Tổ chức 10,683 34.1 11,659 35.1 14,826 33.9 30,674 34.8 32,838 36.9

Tổng dư nợ 31,310 100 33,178 100 43,734 100 88,143 100 88,991 100

Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2012-2016

20627 10683 21519 11659 29908 14826 57467 30674 56153 32838 0 20000 40000 60000 80000 100000 2012 2013 2014 2015 2016 Tổ chức Cá nhân

Hình 2.8. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Nguồn: BCTC riêng lẻ SCB từ năm 2012-2016

Ngân hàng TMCP Sài Gòn thực hiện cho vay đối với các khách hàng là tổ chức và cá nhân. Trong đó, dư nợ cho vay đối với khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn, gần hơn 2 lần so với dư nợ cho vay đối với khách hàng tổ chức. SCB chưa phải là ngân hàng chuyên về bán lẻ nên việc tập trung dư nợ cho vay khách hàng cá nhân là chưa phù hợp. Trong thời gian tới, SCB cần chuyển dịch cơ cấu cho vay sang khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo khuyến khích của NHNN, các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất.

Xét về chất lượng cho vay, giai đoạn trước tái cơ cấu, chất lượng cho vay của SCB còn thấp, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn rất cao. Nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng các khoản vay của SCB là do sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhiều doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, sự đóng băng của thị trường bất động sản

và sự suy thoái kinh tế kéo dài làm cho các doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ vay đúng hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu gia tăng, SCB phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đúng theo quy định của NHNN. Tỷ lệ chi phí DPRRTD/Lợi nhuận sau thuế trước chi phí DPRRTD trong giai đoạn này gia tăng nhanh chóng và ảnh hưởng xấu, gây sụt giảm mạnh lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, tỷ lệ DPRRTD/tổng dư nợ xấu và tỷ lệ VCSH và DPRR/Tổng dư nợ xấu đều bị sụt giảm nhanh chóng do tỷ lệ nợ xấu gia tăng quá nhanh. Điều đó cho thấy khả năng đảm bảo nguồn để xử lý nợ xấu của SCB trong giai đoạn này bị suy giảm, theo chiều hướng xấu. Như vậy, việc không kiểm soát tốt chất lượng các khoản vay giai đoạn này đã ảnh hưởng xấu đến hiệu quả tài chính của ngân hàng.

Sau tái cơ cấu 2012-2016, SCB đã kiểm soát chất lượng các khoản vay khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn ở mức dưới 5% và tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dưới 3% thời điểm 2016. Chính vì sự kiểm soát tốt chất lượng khoản vay nên chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của SCB ở mức thấp không ảnh hưởng đáng kể lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, các tỷ lệ DPRRTD/Tồng dư nợ xấu hay tỷ lệ VCSH và DPRRTD/ Dư nợ xấu luôn ở mức cao, thể hiện khả năng đảm bảo tốt nguồn dùng để xử lý nợ xấu trong thời gian này. Từ đó cho thấy việc kiểm soát tốt chất lượng các khoản vay đã góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong thời gian này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)