Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 98 - 100)

CHƯƠNG 1 .TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn đến năm

3.2.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Yếu tố con người phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược của SCB. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp, có chất lượng cao, ổn định sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động SCB và duy trì lợi thế cạnh tranh của ngân hàng. Nguồn nhân lực vững mạnh gồm một đội ngũ các nhà quản trị giỏi, đề ra chiến lược kinh doanh đúng đắn kết hợp với đội ngũ nhân viên lành nghề, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực là nguồn lực lớn đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững, thu hút khách hàng, qua đó sẽ đạt được hiệu quả cao trong kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng. Cụ thể cần:

Xây dựng một bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghề nghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực.

Thiết lập quy trình tuyển dụng chặt chẽ bao gồm hệ thống tiêu chuẩn và cách thức thi tuyển, công khai hóa thông tin tuyển dụng từng chức danh cụ thể, công bố công khai các kỹ năng mong múôn đòi hỏi ở ứng viên, cũng như xây dựng bảng mô tả công việc cho các ứng viên hình dung vị trí họ sẽ công tác nhằm tạo khả năng thu hút nhân tài từ nhiều nguồn khác nhau.

Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao của môi trường kinh doanh.

Tại hội sở chính: Đào tạo kiến thức kinh doanh từng mảng nghiệp vụ, kỹ năng thiết kế và phát triển sản phẩm dịch vụ, kỹ năng quản lý và triển khai bán sản phẩm dịch vụ thông qua mạng lưới chi nhánh và các kênh bán hàng khác.

Tại chi nhánh: Đào tạo về sản phẩm dịch vụ, quy trình tác nghiệp cho cán bộ từng loại hình cụ thể.

Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý cho cán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ở các cấp điều hành và cấp thực hiện.

Đa dạng hoá việc đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên và chuyên viên quan hệ khách hàng tại các CN/PGD/QTK nhằm tạo dựng phong cách kinh doanh hiện đại, đáp ứng yêu cầu và các phẩm chất cần có của mạng lưới bán lẻ. Phải coi trọng việc đào tạo các kỹ năng mềm cho cán bộ tác nghiệp nhằm biến tiềm năng kiến thức thành hiệu quả công việc, đồng thời cần quan tâm thích đáng tới việc đào tạo ngoại ngữ (tiếng Anh) ở các CN/PGD/QTK đóng tại các đô thị lớn để đón trước thời cơ mở rộng giao dịch với khách hàng nước ngoài.

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, đổi mới để qua đó nhân viên khuyến khích hăng say làm việc và sáng tạo. Tạo ra nhiều cơ hội học tập, thăng tiế cho tất cả các cán bộ có năng lực.

Cần xây dựng một mối quan hệ tốt giữa nhà quản trị với nhân viên, đặc biệt là nhân viên giỏi và giữa các nhân viên với nhau. Từ đó tạo nên một thứ văn hóa mà tất cả nhân viên ràng buộc với nhau không chỉ với tin thần đồng nghiệp mà như những người than trong gia đình, xem SCB như là nhà của họ.

SCB cũng cần quan tâm hơn đến nhân viên, mạnh dạn giao việc, cho họ thấy được tầm quan trọng của họ đối với công việc và Ngân hàng.

Ngoài ra cần phải chú trọng đến công tác quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ: Tại hội sở chính: năng lực quản trị chiến lược của Ban lãnh đạo cũng như các Ban Ngân hàng cũng cần có kế hoạch đánh giá, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và đào tạo hàng năm.

Tại chi nhánh: kết hợp bổ nhiệm trên cơ sở đánh giá năng lực cán bộ, trên kết quả phân hạng nhân viên theo các cấp độ hằng năm để lựa chọn đúng người, đúng vị trí lãnh đạo.

Bên cạnh đó, cần có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời, hợp lý, quan tâm chăm lo hơn nữa đến đời sống của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn sau tái cơ cấu (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)