* Căn cứ đề xuất giải pháp: Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách nhằm hỗ trợ cho hộ nông dân phát triển sản xuất, thúc đẩy kinh tế, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những bất cập trong quản lý và thực hiện. Công tác quản lý
nhà nước, điều hành các cấp chính quyền địa phương chưa có sự tập trung cao đối với việc xây dựng chiến lược phát triển vùng chè nguyên liệu trong dài hạn và trung hạn. Vẫn còn sự lỏng lẻo trong quản lý các nguồn lực.
Các giải pháp cần thực hiện là:
- Để cây chè trên địa bàn xã Bảo Hưng ngày càng phát triển tốt hơn, ổn định hơn, đòi hỏi cần có sự hỗ trợ của các cấp, các ngành cũng như sự cố gắng vươn lên từ chính người sản xuất. Do đó cần có cơ chế tạo lập môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, có nhiều hơn những chương trình, dự án hỗ trợ thiết thực cho các hộ sản xuất chè trong thời gian tới.
- Chính sách đất đai: Diện tích đất trồng của các hộ nông dân còn nhỏ lẻ, manh mún do đó rất khó cho công tác quản lý cũng như áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, vì vậy việc quy hoạch đất đai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển sản xuất. Cần phải rà soát lại, quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, đưa quỹ đất có khả năng sản xuất đi vào khai thác, sử dụng. Với những vùng đất có điều kiện phát triển nhưng phát triển chậm, tiềm năng khai thác lớn thì cần được đầu tư hơn nữa.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan cần có định hướng đúng đắn về cách quản lý, tạo ra các chương trình thiết thực, có ý nghĩa với bà con trồng chè như: tổ chức tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường. Xây dựng các chương trình về vốn, thuế, đất đai, kỹ thuật…