Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 50 - 53)

Bảng 3 .5 Số hộ điều tra

Bảng 3.7 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng điều tra

Số

mẫu Nội dung thu thập Thu thập - Thông tin cá nhân

Điều tra phỏng vấn trực tiếp qua phiếu và bảng hỏi - Chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất chè, tình hình phát triển sản Cán bộ quản lý cấp xã, thôn 03 xuất chè tại xã

- Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè tại địa phương

- Thông tin cá nhân Tổ chức kinh tế

(Hộ nông dân) 60

-Đặc điểm của các hộ

-Tình hình sản xuất chè của các hộ - Nhận định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè

Điều tra các hộ trồng chè: 60 hộ theo các quy mô khác nhau (từ diện tích trồng chè lớn đến nhỏ). Trong đó:

Thông tin về nguồn lực của hộ: Số nhân khẩu của hộ, số người trong độ tuổi lao động, kinh nghiệm trồng chè, tổng diện tích sản xuất chè, diện tích sản xuất chè, năng suất của chè, sản lượng chè, chi phí đầu tư hộ bỏ ra (chi phí phân bốn, thuốc BVTV, nhiên liệu, lao động, máy móc thiết bị...), doanh thu từ sản phẩm chè mang lại (chè búp tươi, chè đen)

Tình hình phát triển sản xuất chè của hộ: Trình độ kỹ thuật, kỹ thuật thu hoạch chè, kỹ thuật bảo quản và chế biến chè...của hộ. Những khó khăn trong đó.

Tình hình vận chuyển tiêu thụ sản phẩm: Mức độ tiếp cận thông tin thị trường – tín dụng, phương tiện vận chuyển, hình thức tiêu thụ sản phẩm chè

Thông tin khác: Những hỗ trợ cho người dân, nguyện vọng/mong muốn của

người dân trong sản xuất chè...

3.2.3 . Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được từ cuộc điều tra sẽ được kiểm tra, rà soát và loại bỏ những thông tin bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và mã hóa và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trong phần mềm EXCEL và xử lí tại đó.

Phân tích kết quả điều tra, so sánh đề đưa ra những nhận xét và rút ra cái nhìn tổng quát nhất về tình hình phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã Bảo Hưng

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp tổng hợp

Kiểm tra phiếu điều tra, từ những kết quả thu thập được thì tiến hành tổng hợp, xử lý thông tin.

3.2.4.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này dùng để phân tổ các mẫu điều tra theo các tiêu chí khác nhau để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của hộ trồng chè và phân loại chúng theo các kiểu nông hộ tham gia trồng chè, phân loại theo quy mô trồng chè.

3.2.4.3. Phương pháp so sánh

Dùng phương pháp này để so sánh sự biến động về các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã qua các năm

So sánh kết quả sản xuất của các hộ qua các năm, giữa các nhóm hộ trong cùng một thời điểm và điều kiện sản xuất để rút ra kết luận.

3.2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan của đề tài.

Thu thập ý kiến của các hộ trồng chè để nắm bắt được những thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài.

3.2.4.5. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các hộ trồng chè. Dựa trên những đặc điểm đó để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, thời cơ, khắc phục các điểm yếu và thách thức nhằm thúc đẩy sản xuất của các hộ nông dân, đề ra chiến lược cho phát triển sản xuất chè tại xã Bảo Hưng.

Cách xây dựng ma trận SWOT thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ trồng chè trong xã), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng điểm mạnh và điểm yếu, rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài là cơ hội và thách thức.

Phương pháp phân tích ma trận SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng, 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức, nguy cơ).

Để thực hiện được ma trận SWOT ta cần trả lời các câu hỏi sau:

S: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực của mình là gì?

W: Công việc nào mình làm kém nhất? Điểm yếu của mình là gì? Vì sao đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn mình?

O: Cơ hội tốt đang ở đâu? Cơ hội có thể xuất phát từ gì? Xu hướng nào mình cần quan tâm?

T: Những rào cản mình đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa?

Các cách kết hợp trong ma trận SWOT

- S – O: Thu được từ sự kết hợp giữa mặt mạnh và cơ hội. sự kết hợp này dựa trên mặt mạnh của việc sản xuất chè để tận dụng cơ hội.

- W – O: Thu được từ sự kết hợp giữa mặt yếu và cơ hội của sản xuất chè. Sự kết hợp này mở ra cho việc sản xuất chè những khả năng có thể vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội khách quan mang lại để phát triển.

- S – T: Thu được từ sự kết hợp các mặt mạnh với nguy cơ của sản xuất chè. Sự kết hợp này giúp cho việc sản xuất vượt qua được các nguy cơ hoặc giảm thiểu các nguy cơ bằng cách tận dụng các điểm mạnh của mình.

- W – T: Thu được từ sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của sản xuất chè. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho việc sản xuất là phải có các biện pháp để giảm thiểu các mặt yếu và tránh các nguy cơ bằng cách đề ra các giải pháp chiến lược trong phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)