Cây chè được trồng ở xã Bảo Hưng từ năm 2002, mang lại nguồn thu nhập cho hộ sản xuất, tuy nhiên chỉ mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ. Việc phát triển trồng nhiều loại cây này thì chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Lúc đầu chỉ có một vài hộ trồng thử với quy mô nhỏ, họ trồng chủ yếu ở trong vườn và chỉ mang tính chất tự cung tự cấp. Từ việc trồng thử nghiệm, hộ đã nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây chè mang lại cao hơn một số cây trồng khác nên hộ đã chuyển dần sang trồng chè.
Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành điều tra với 60 hộ trồng chè tại xã Bảo Hưng trong đó có 30 hộ quy mô lớn, 15 hộ quy mô trung bình và 15 hộ quy mô nhỏ.
Theo bảng 4.4 ta thấy:
Độ tuổi bình quân của chủ hộ là 44,05 tuổi, độ tuổi bình quân của chủ hộ giữa các nhóm tuổi không có sự chênh lệch qua lớn. Trong đó nhóm hộ có quy mô lớn có độ tuổi bình quân là 45,3 tuổi. Nhóm hộ có quy mô trung bình có độ tuổi bình quân nhỏ nhất là 40,4 tuổi và nhóm hộ có quy mô nhỏ có độ tuổi bình quân là 45,2 tuổi. Điều đó cho thấy việc áp dụng khoa học công nghệ và đưa các kỹ thuật mới trong canh tác cây trồng vào trong việc phát triển sản xuất chè sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.
Nhân khẩu bình quân của một hộ là 4,27 khẩu. Nhân khẩu bình quân giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn.Trong đó nhân khẩu bình quân của nhóm quy mô lớn là 4,5 khẩu, nhân khẩu bình quân của nhóm có quy mô trung bình là 4,6 khẩu và nhóm quy mô nhỏ có nhân khẩu bình quân là 4,3 khẩu.
Số lao động bình quân ở cả ba nhóm hộ là 2,99 lao động, trong đó có bình quân làh 2,45 lao động tham gia sản xuất chè. Nhóm hộ có quy mô lớn có số lao động bình quân là 2,97 lao động, trong đó có bình quân là 2,37 lao động tham gia sản xuất quả. Nhóm hộ có quy mô trung bình có số lao động bình quân/hộ là 3,13 lao động, trong đó có bình quân là 2,6 lao động tham gia sản xuất. Nhìn vào số lao động tham gia vào quá trình sản xuất quả ta nhận thấy số lao động đó chiếm phần lớn trong tổng số lao động của gia đình. Với số lao động trên thì trong quá trình phát triển sản xuất chè sẽ đảm bảo được các yêu cầu cho các công việc chăm sóc chè như làm cỏ, vun xới gốc, bón phân. Tuy nhiên khi vào thời điểm thu hái thì cần một số lượng lao động lớn hơn, do đó các
Qua bảng 4.4 ta nhận thấy có 28 hộ tham gia tập huấn trong tổng số 60 hộ điều tra chiếm 46,7%. Nhóm hộ có quy mô lớn có 11 hộ tham gia tập huấn trên tổng số 30 hộ, chiếm 36,7%; nhóm hộ có quy mô trung bình có 8 hộ tham gia tập huấn trên tổng số 15 hộ, chiếm 53,3%; nhóm hộ có quy mô nhỏ có 9 hộ trên tổng số 15 hộ chiếm 60%. Điều này cho thấy đa số bà con nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của công tác khuyến nông, bà con đã có ý thức tham gia khá đầy đủ các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè.
Bảng 4.4 Thông tin cơ bản về các hộ điều tra
Nhóm hộ Diễn giải ĐVT Chung
Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ 1.Số hộ điều tra Hộ 60 30 15 15 2. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 44,05 45,3 40,4 45,2 3. Nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 5,48 5,5 5,6 5,3 4. Số LĐBQ/hộ LĐ 2,99 2,97 3,12 2,90 5. Số LĐBQ/hộ tham gia
sản xuất chè LĐ 2,45 2,37 2,60 2,47 6. Hộ tham gia tập huấn Hộ 28 11 8 9
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020 ) 4.1.2.2.Tiềm năng phát triển sản xuất của hộ
Chè là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, việc trồng chè đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân miền núi xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Trước đây trong khoảng thời gian từ năm 20012 đến năm 2015 thì cây chè đã từng bị xem nhẹ và không được đầu tư chăm sóc và thu hái, bị bỏ hoang. Có một số hộ thu hái với mục đích chính là cung cấp sản phẩm cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhận thấy giá trị và tiềm năng kinh tế cao của cây trồng này, các hộ gia đình đã cùng đăng ký tham gia trồng chè, mở rộng sản xuất với mục đích sản xuất hàng, cung cấp sản phẩm ra thị
Bên cạnh đó nhờ vào nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, và cây chè lại là loại cây không kén đất trồng, chịu hạn tốt nên tạo nhiều điều kiện để mở rộng sản xuất. Xã Bảo Hưng là nơi có những dải đất đồi rộng lớn, kéo dài theo ven chân núi đá vôi rất thích hợp cho việc trồng cây chè. Chè có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng mức nước ngầm sâu dưới 1m, tầng đất dày trên 1m. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất vỏ sò hến đều trồng được chè. Nói chung chè chịu khô hạn tốt nhưng kém chịu úng, do đó đất trồng phải dốc, dễ thoát nước. Chè chịu được chua, độ PH thích hợp là từ 4 - 4,5.
Khí hậu là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các loại cây trồng khác nói chung và với cây nói riêng. Khí hậu và thời tiết là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Mỗi loại cây trồng đều có chế độ nhiệt, lượng mưa khác nhau. Riêng cây chè là loại cây dễ trồng, chè có nguồn gốc từ vùng ôn đới nên thích hợp với điều kiện khí hậu mát lạnh, ẩm cao, tuy nhiên cây vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Chè thích khí hậu mát mẻ, chịu rét tốt, cây trưởng thành có thể chịu được nhiệt độ ngoài trời là -2oC trong 2 tuần liên tục.
4.1.2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng chè của các hộ điều tra a) Diện tích sản xuất chè của các hộ điều tra a) Diện tích sản xuất chè của các hộ điều tra
Theo bảng số liệu 4.5 dưới đây cho thấy: Có 30 hộ quy mô lớn, 15 hộ quy mô trung bình và 15 hộ quy mô nhỏ, do đó ta thấy xã Bảo Hưng chủ yếu là các hộ có quy mô lớn. Điều kiện về diện tích đất sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch. Diện tích bình quân 1 hộ là 0,864 ha, diện tích bình quân ở 1 nhóm hộ quy mô lớn là 1,306 ha, quy mô trung bình là 0,743 ha và quy mô nhỏ là 0,101 ha. Diện tích BQ/hộ thấp nhất là nhóm hộ có quy mô nhỏ. Trong đó diện tích chè bình quân/hộ trong thời kì sản xuất kinh doanh là 0,702 ha, diện tích bình quân của nhóm hộ quy mô lớn trong thời kì sản xuất kinh doanh là 1,142, nhóm hộ trung bình là 0,551 ha và nhóm hộ có quy mô nhỏ là 0,075ha.
Mật độ trồng chè của các hộ dao động trong khoảng từ 14.000 – 20.000 cây/ha. Bình quân mật độ trồng chè của các hộ trong xã là 16.700 cây/ha.
Bảng 4.5 Diện tích sản xuất chè của các hộ
Nhóm hộ Diến giải ĐVT Chung Quy mô
lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ Số hộ Hộ 60 30 15 15 Diện tích chè BQ/ hộ Ha 0,864 1,306 0,743 0,101 KTCB Ha 0,162 0,164 0,192 0,026 SXKD Ha 0,702 1,142 0,551 0,075
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) b) Năng suất, sản lượng chè của các hộ điều tra
Để phát triển sản xuất các hộ đã tăng cường áp dụng các kỹ thuật, chú trọng đầu tư hơn do đó năng suất, sản lượng của các hộ đều tăng qua từng năm và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.6 Năng suất, sản lượng chè của các hộ nông dân
Diến giải
ĐVT Chung Nhóm hộ
Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ Năng suất BQ
+ 1 gốc chè Kg 0,5675 0,56 0,57 0,58 + 1 ha Kg 9477,25 9397,09 9572,44 9739,44 Sản lượng BQ/hộ Kg 6653,03 10731,48 5274,41 730,46
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Về năng suất: Năng suất bình quân chung của mỗi hộ là 9477,25 kg/ha, giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn, trong đó là nhóm hộ có năng suất cao nhất là nhóm hộ có quy mô nhỏ với năng suất 9739,44 kg/ha. Nhóm hộ quy mô trung bình có năng suất là 9572,44 kg/ha. Nhóm hộ quy mô lớn có năng suất là 9397,09 kg/ha.
Về sản lượng: Sản lượng bình quân/hộ là 6653,03 kg, trong đó sản lượng BQ/hộ của nhóm hộ quy mô lớn là 10731,48 kg, nhóm hộ quy mô trung bình là 5274,41 kg và nhóm hộ quy mô nhỏ là 730,46 kg. Nhóm hộ quy mô nhỏ có sản lượng bình quân/ hộ
Mật độ trồng chè giữa các nhóm hộ là tương đương nhau nên không có sự khác biệt nhiều về năng suất bình quân/cây và năng suất bình quân/ha. Nhóm hộ quy mô nhỏ vì diện tích trồng chè ít nên họ có thời gian đầu tư chăm sóc vườn cây tốt hơn hai nhóm hộ còn lại, do đó năng suất BQ/ha của hộ lớn hơn hai hộ còn lại.
Qua đó ta thấy năng suất và sản lượng chè của các nhóm hộ vẫn còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Các nhóm hộ nên mở rộng diện tích, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh cây chè.
4.1.2.4. Tình hình sử dụng lao động, đầu tư vốn và tài sản cho sản xuất chè của các hộ nông dân
a) Tình hình phân bổ lao động trong sản xuất chè
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Nguồn lực lao động sẽ quyết định tới năng suất, sản lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nguồn lực lao động dồi dào, có kiến thức, có kinh nghiệm thì quá trình sản xuất sẽ mang lại hiệu quả, sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao. Ngược lại, nguồn lao động ít ỏi, thiếu lao động, lao động thiếu kiến thức, không có tay nghề thì sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất, sản phẩm tạo ra không đạt yêu cầu.
Công lao động trong sản xuất bao gồm hai loại là công lao động gia đình và công lao động thuê ngoài. Thông thường công lao động gia đình rất khó tính toán được một cách chính xác vì thời gian làm việc thường không cố định, rảnh lúc nào làm lúc ấy, mặt khác cây chè cũng cần thời gian kiến thiết sinh trưởn nên lao động trong sản xuất cây chè có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Bằng việc quy định thời gian 1 công lao động là 8 tiếng/ ngày, với việc điều tra 60 hộ nông dân trồng chè ta đã có bảng kết quả sau:
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng lao động bình quân của hộ cho phát triển sản xuất chè
(Đơn vị tính: công/ha)
Chi tiết
Nội dung
Nhóm hộ
Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ KTCB SXKD KTCB SXKD KTCB SXKD 1.Công làm đất Gia đình 106,6 0 96,4 0 103,2 0
Thuê 1 0 0,5 0 0 0 2.Công trồng cây Gia đình 22,7 0 19,9 0 22,8 0 Thuê 2,1 0 1,8 0 1 0 3.Công chăm sóc Gia đình 72,5 152,7 68,7 145,2 69,1 155,2
Thuê 0 12,3 0 9,1 0,6 9,8 4.Công thu hoạch Gia đình 0 7,8 0 34,5 0 67,2
Thuê 0 73,7 0 56,7 0 4,9 Tổng cộng
Gia đình 201,8 160,5 185,0 179,7 195,1 222,4 Thuê 3,1 86,0 2,3 65,8 1,6 14,7
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020 )
- Thời kỳ KTCB:
Ta thấy ở thời kỳ KTCB công lao động chủ yếu là sử dụng công lao động gia đình, từ việc làm đất, trồng cây và chăm sóc. Ở thời kỳ này không có công lao động dùng cho việc thu hoạch. Công lao động tính trên 1 ha/năm ở các nhóm hộ chênh lệch không đáng kể. Nhóm hộ quy mô lớn có số công lao động gia đình bình quân/ 1ha là 201,8 công, nhóm hộ trung bình là 185 công nhóm hộ quy mô nhỏ là 195,1 công, còn số công lao động thuê ngoài của 3 nhóm hộ lần lượt là 3,1 ; 2,3 và 1,6 công.
Ở thời kỳ này ta thấy công làm đất là cao nhất, sau đó đến công chăm sóc. Nhóm hộ quy mô lớn có số công làm đất bình quân/ 1ha là 106,6 công, nhóm hộ quy mô trung bình có 96,4 công và nhóm hộ quy mô nhỏ là 103,2 công.
- Thời kỳ SXKD:
Ở thời kỳ này, hộ chỉ sử dụng lao động để chăm sóc cây và thu hái chè. Công lao động để làm đất và trồng cây là không có. Công lao động tính trên 1 ha/năm ở các
hộ quy mô nhỏ là 222,4 công. Ngoài ra các hộ có thuê thêm lao động bên ngoài, số lao động thuê ngoài cho ba nhóm hộ kể trên lần lượt là 86 công; 65,8 công và 14,7 công.
- Tóm lại: Chủ yếu các hộ nông dân sử dụng lao động gia đình cho quá trình phát triển sản xuất chè. Nhóm hộ quy mô lớn đầu tư nhiều công lao động nhất và lao động thuê thêm ngoài cũng là nhiều nhất do họ có diện tích sản xuất lớn mà số lao động gia đình không đáp ứng đủ.
b)Tình hình đầu tư tài sản cho sản xuất chè của các hộ nông dân
Việc sử dụng tài sản vào sản xuất là hết sức cần thiết và không thể thiếu được. Các máy móc, tài sản này góp phần nâng cao hiệu quả khi chăm sóc cây chè, thu hái, vận chuyển búp chè ngay sau khi thu hái.
Tình hình đầu tư máy móc, tài sản của các hộ nông dân trồng chè được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 4.8: Tình hình đầu tư tài sản cho sản xuất chè của các hộ nông dân
Loại tài sản Số hộ dùng Số lượng tài sản (chiếc)
Số năm đã sử dụng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Máy sao chè 4 6,67 6 8 Máy bơm nước,
ống nước 23 38,33 23 2 Phương tiện vận
chuyển 60 100 60 10 Bình phun thuốc 60 100 60 3
Tài sản khác 60 100 - -
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển thì con người đã tạo ra các loại máy móc, thiết bị không những có thể thay thế sức lao động con người mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đối với sản xuất nông nghiệp thì việc phòng trừ sâu bệnh hại là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại xã, các loại sâu bệnh hại rất khó phát triển và gây hại, cản trở đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè trong cả giai đoạn KTCB và SXKD, trong suốt 14 năm kể từ khi chè được trồng tại địa bàn xã vẫn
vậy sản lượng và chất lượng của chè nơi đây ít bị suy giảm do sâu bệnh. Đây cũng là một lợi thế cho thương hiệu Đặc sản chè trở thành thương hiệu chè sạch, an toàn với người tiêu dùng. Song các hộ tham gia sản xuất chè đều nằm trong nhóm các hộ nông nghiệp nên 100% các hộ trồng chè đều có bình phun thuốc trừ sâu, thuốc BVTV để phục vụ cho sản xuất cây trồng khác.
Nguồn nước là yếu tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự sinh trưởng của cây trồng nói chung và của cây chè nói riêng. Tùy thuộc vào điều kiện đất đai của từng hộ mà có hộ trồng chè trên những mảnh đất gần chân núi, trên đồi cao do đó để có nước tưới tiêu cho chè trong quá trình KTCB thì các hộ cần phải sử dụng máy bơm nước. Theo điều tra có 23 trên tổng số 60 hộ, chiếm 38,3% sử dụng máy bơm nước. Cũng do nhiều hộ có đồi chè ở xa nhà mà quy mô lại lớn, để thuận tiện cho việc vận chuyển chè sau thu hái thì nhiều hộ đã đầu tư phương tiện vận chuyển như xe máy, xe ba gác. Theo điều tra có 60 hộ, đạt 100% các hộ có phương tiện vận chuyển.
Một khâu rất quan trọng trọng việc sản xuất chè chính là khâu chế biến, sao chè. Thời gian đầu, số hộ trồng chè sản lượng chè còn thấp nên chủ yếu các hộ tự sao chè