* Căn cứ đề xuất giải pháp: Hiện sản phẩm chè trên địa bàn xã Bảo Hưng được tiêu thụ chủ yếu thông qua đối tượng bán buôn, thiếu liên kết, các hộ chế biến sản xuất thường xuyên bị ép giá. Mặt khác chính quyền địa phương chưa có bất kỳ một can thiệp nào, người dân thì chưa chủ động trong tìm kiếm thị trường đầu ra.
Việc phát triển thị trường giúp bà con nông dân không phải lo lắng về vấn đề đầu ra, nó còn thu hút nhiều cá nhân, nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tiêu thụ. Từ đó tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của hộ, góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn.
* Giải pháp:
- Điều tra, nghiên cứu thị trường tiêu thụ sản phẩm. Biết rõ thị trường cần gì? Mẫu mã, chất lượng ra sao? Sự biến động của thị trường? để có các biện pháp làm hạn chế những ảnh hưởng mà bà con phải chịu khi thị trường sản phẩm chè có nhiều biến động.
- Tìm hiểu thị trường để nắm được mức sống dân cư, các thói quen, sở thích và thị hiếu của người dân từng vùng để đáp ứng được nhu cầu về giá cả phù hợp với từng vùng.
- Tăng cường liên kết để tao mối quan hệ lâu dài, bền vững, coi trọng, hoàn thiện kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm (mối liên kết giữa các tác nhân bền vững sẽ đảm bảo cho khâu tiêu thụ đầu ra, lợi ích của các bên sẽ được đảm bảo).
- Tăng cường quảng bá thương hiệu chè Bảo Hưng trên các phương tiện thong tin đại chúng…
4.3.2.6. Giải pháp về tăng cường hoạt động khuyến nông
* Căn cứ đề xuất giải pháp: Qua điều tra nhận thấy người dân có tham gia các chương trình khuyến nông, các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng trọt nhưng số lượng người dân tham gia rất nhỏ, số lượng các buổi tập huấn cũng không nhiều.
Mặt khác nhận thấy tầm quan trọng của công tác khuyến nông trong phát triển kinh tế nông hộ. Hệ thống khuyến nông bằng nhiều hình thức hoạt động đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình công nghệ tiên tiến, truyền tải nhiều kiến thức kỹ thuật quan trong cho bà con nhân dân. Tuy nhiên hệ thống khuyến nông của xã còn gặp phải những khó khăn như: hệ thống tổ chức khuyến nông còn mỏng, nghiệp vụ khuyến nông còn yếu, sự phối kết hợp giữa các tác nhân tham gia công tác khuyến nông còn chưa chặt chẽ.
* Giải pháp:
- Đề nghị các cấp, các ngành quan tâm đến công tác khuyến nông hơn, tiếp tục nâng cao tay nghề công tác chuyên môn cho các cán bộ khuyến nông.
-Tiếp tục mở các lớp tập huấn cho bà con nông dân, nhưng cần đa dạng hơn về cách truyền đạt, lắng nghe ý kiến của người dân, kịp thời giải đáp những thắc mắc của bà con.
- Tăng cường cử cán bộ khuyến nông tham gia khảo sát, thực tế, tham quan các mô hình trồng chè khác để học hỏi kinh nghiệm.
- Thành lập quỹ khuyến nông để hỗ trợ cho nông dân vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình.
- Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở vật chất cho cơ quan khuyến nông để tổ chức tốt các hoạt động nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chè
PHẦN V
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua quá trình phân tích và nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra được những kết luận sau:
1) Cây chè đã được người dân nơi đây lựa chọn từ lâu. Nhưng việc chọn lựa giống chè để phục vụ phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả thì mới được thực hiện. Đây là giai đoạn vừa là thuận lợi vừa là thách thức cho địa phương. Bởi vì giống mới áp dụng sẽ cần học hỏi nhiều kĩ thuật, kinh nghiệm của các vùng miền khác vào sản xuất. Nhưng cũng chính vì mới nên sẽ gặp bỡ ngỡ, khó khăn nhất định. Thực trạng cho thấy diện tích chè hàng năm tại xã Bảo Hưng đều tăng, năm 2017 là 40,5 ha đến năm 2019 là 87,5 ha.
Thực trạng cũng cho thấy việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc chè ở đây chưa thực sự được áp dụng hợp lý. Người sản xuất trình độ văn hóa còn thấp tuy nhiên tuổi của chủ hộ tương đối trẻ, khoảng 44,5 tuổi. Ở mức tuổi này hầu hết họ đều có gia đình ổn định và độc lập về tài chính. Do đó việc học hỏi, áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất chè sẽ gặp nhiều thuận lợi.
Người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về điều kiện khí hậu thời tiết xấu ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng chè. Các khuyến nông viên trên địa bàn là rất ít, thiếu kinh nghiệm, do đó việc hỗ trợ người dân trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn.
Công tác tuyên truyền chưa thực sự được đầu tư và chưa được khai thác hiệu quả; Nhân lực, trang thiết bị, trình độ dân trí thấp, trình độ lao động thấp.
Với dân số hầu hết trong độ tuổi lao động chiếm 67,6% dân số toàn xã thì đây cũng là một thuận lợi để phát triển sản xuất. Hầu hết người dân nơi đây thu nhập bằng việc sản xuất nông nghiệp và thương mại. Vì vậy trong những năm gần
đây chính quyền đã quan tâm, hỗ trợ sản xuất nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Từ những thuận lợi trên có thể thấy việc phát triển sản xuất chè tại xã có cơ sở để phát triển song cần phải giải quyết và khắc phục các vướng mắc, khó khăn còn tồn tại.
2) Bất kì ngành nghề nào cũng đều hướng tới sự phát triển bền vững đó là xu hướng phát triển tất yếu của thị trường. Ngành chè cũng vậy việc sản xuất chè cũng cần hướng tới sự bền vững. Phát triển sản xuất chè tại xã Bảo Hưng bị chi phối bởi các yếu tố: diện tích, năng suất, sản lượng, chính sách quy hoạch phát triền vùng chè, cơ sở hạ tầng, trình độ lao động, khuyến nông và hỗ trợ kỹ thuật, thị trường tiêu thụ, thông tin thị trường và nguồn vốn.
3) Có rất nhiều vướng mắc cần phải giải quyết để có thể giúp cho việc phát triển sản xuất chè ở đây phát triển hơn. Đó là việc cần phải làm trong thời gian tới một cách nghiêm túc và bài bản. Cần ưu tiên những vấn đề lớn như: có biện pháp chủ động hơn với các ảnh hưởng từ thời tiết, tăng cường hệ thống khuyến nông viên trên địa bàn xã. Đẩy mạnh hỗ trợ kĩ thuật, tuyên truyền, vốn, xây dựng quảng bá thương hiệu. Sản xuất, chế biến và tiêu thụ cần kiểm tra giám sát nghiêm ngặt, tuân thủ đúng quy trình, khuyến khích trồng mới. Tăng cường thành lập các đội nhóm, tổ sản xuất trồng chè.
Kiến nghị
Đối với các cấp, cơ sở * Đối với cơ quan Nhà nước
Cần có những chính sách vĩ mô nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè như:
- Chính sách về đất đai với mục tiêu quản lý sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả, bền vững trong cả hiện tại và tương lai.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nhằm đáp ứng yêu cầu cơ bản trong phát triển sản xuất.
- Nhà nước cần có các chính sách về thị trường tiêu thụ nhằm giúp người trồng chè tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn.
- Nhà nước cần có chính sách phát triển nghiên cứu khoa học công nghệ để ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn cao, gắn liền với các
công trình nghiên cứu khoa học nhằm phát triển nền nông nghiệp theo hướng hiệu quả bền vững.
* Đối với chính quyền địa phương
- Cần tiến hành công tác rà soát,quy hoạch lại các vùng trồng chè để dễ dàng quản lý và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
- Mở rộng chuyển giao khoa học kỹ thuật đến từng hộ sản xuất.
- Quan tâm đến công tác đào tạo khuyến nông, đồng thời liên tục đổi mới phương pháp đào tạo tập huấn. Coi trọng ý kiến đóng góp của người dân, kịp thời giải đáp các thắc mắc cho bà con nông dân.
5.1.1Đối với các hộ sản xuất chè
- Bà con cần quan tâm đến công tác kỹ thuật canh tác, không nên lạm dụng phân bón hóa học, sử dụng đúng liều lượng, đúng cách theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để sản xuất đạt hiệu quả cao nhất.
- Các hộ nông dân cần quan tâm và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, tích cực học hỏi các kỹ thuật khuyến nông.
- Các hộ cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường để tránh các trường hợp bị ép giá hoặc dư thừa sản phẩm.
- Ngoài phân hóa học, các hộ nên đầu tư thêm phân hữu cơ để tăng năng suất và cải tạo đất trồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Cây chè Việt Nam, năng lực cạnh tranh xuất khẩu và phát triển, Nguyễn Hữu Khải (2005), NXB Lao động xã hội.
2) Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung (1977). Kinh tế nông nghiệp. NXBNN, Hà Nội.
3) UBND xã Bảo Hưng (2019), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Bảo Hưng năm 2007.
4) UBND xã Bảo Hưng (2019), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Bảo Hưng năm 2018.
5) UBND xã Bảo Hưng (2019), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Bảo Hưng năm 2018.
6) Giáo trình kinh tế học chính trị Mác – Lenin: https://www.vichèbook. com/giao- trinh-kinh-te-hoc-chinh-tri-mac-lenin-p30089.html truy cập ngày 1/1/2021.
7) Bùi Ngọc Minh (2015) “Phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam
8) Đỗ Hà Văn (2014) “Phát triển sản xuất chè shan tuyết trên địa bàn Xã Thông Nguyên, Huyện Hoàng Su phì, Tỉnh Hà Giang”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 9) GS. Đỗ Ngọc Quý (2003), Cây chè, sản xuất – chế biến – tiêu thụ, NXB Nghệ An
10) Lê Tất Khương (2000). Cây chè sản xuất và chế biến, NXB Nông nghiệp Hà Nội.
11) Đỗ Ngọc Quỹ (2000). Cây chè sản xuất và chế biến, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 12) Ngô Đình Giao ( 1995). Kinh tế học vi mô, NXB Giáo dục, Hà Nội.
13) Nguyễn Chí Vương (2013). Tầm quan trọng của ngành bưu chính viễn thông trong sản xuất phát triển. Hà Nội: NXB Nông Nghiệp
14) Số 107/2008-TTg. Thủ Tướng Chính Phủ quyết định: một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè 2005
PHỤ LỤC
Phụ lục 1:
PHIẾU ĐIỀU TRA CÁN BỘ XÃ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA ĐỊA PHƯƠNG
Họ và tên cán bộ:……….……….Giới tính:………..
Tuổi:………Dân tộc:………...
Chức vụ:……….SĐT liên hệ:……….
1. Vị trí của cây chè trong sản xuất nông nghiệp của địa phương là: ………...
………...
2. Thực trạng sản xuất chè trong những năm qua tại xã: ………
………
………
………
………
3. Phương hướng chỉ đạo của chính quyền địa phương đối với cây chè trong những năm gần đây là: ………...
………...
………...
………...
4. Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất chè tại xã 4.1.Thuận lợi ………...
………...
………...
4.2.Khó khăn ………... ………... ………... ………... ...
5. Các văn bản/quyết định của Nhà nước, Bộ ngành, địa phương đã ban hành về quy trình sản xuất chè mà địa phương đã, đang và sẽ áp dụng: ………... ………... ………... ………... ... ... ... ...
6. Kế hoạch phát triển sản xuất Chè tiếp theo của địa phương là: ……… ……… ……… ……… ……… ……… …..……….. ……… ……… ……… ……… …...
Nếu có, thì Nhà nước/xã hỗ trợ như thế nào? ………... ………... ………... ………... ………...
9. Có tổ chức nào khác hỗ trợ cho hộ trồng chè không? Có Không Nếu có, thì Nhà nước/xã hỗ trợ như thế nào? ………...
………...
………...
………...
………...
Phụ lục 2:
PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ NÔNG DÂN A1. Thông tin chung về chủ hộ
1. Họ tên chủ hộ:………Dân tộc:……….
Nam/Nữ:………..Tuổi:………
Địa chỉ: ………...………....…….SĐT:…....………
Trình độ văn hóa:……….……….
2. Số nhân khẩu trong hộ:……...……...Số lao động chính:………. 3. Tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ ... ha
- Diện tích trồng cây hàng năm ... ha - Diện tích trồng cây lâu năm ... ha + Trong đó diện tích trồng chè: ... ha
Diện tích chè phân theo thời kỳ
Thời kì KTCB Thời kì SXKD Diện tích (ha)
A2. Chi phí đầu tư chè
1. Chi phí đầu tư thời kì KTCB và SXKD
Hạng mục Đơn vi ̣ tính Thời kì KTCB Thời kì SXKD Số lượng Giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Số lượng Giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) I. Vật chất
1. Phân vô cơ
- NPK Tạ/năm - Đạm Tạ/năm - Lân Tạ/năm - Kali Tạ/năm 2. Thuốc BVTV Lọ 3. Phân hữu cơ Tạ /năm
Hạng mục Đơn vi ̣ tính Thời kì KTCB Thời kì SXKD Số lượng Giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Số lượng Giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) 4. Giống chè 5. Đốn chè hàng năm 1 lần/ năm II. Lao động 1.Lao động gia đình Công/năm 2. Lao động thuê Công/năm
(Quy ước: 8 tiếng lao động = 1 ngày công)
2. Doanh thu từ chè Giống Diện tích SXKD (ha) Sản lượng 1 năm (tạ) Năng suất (tạ/ha) Số lượng bán (kg) Giá bán (1000đ) Doanh thu (=1*3 +2*4) Búp tươi (1) Chè xao (2) Búp tươi (3) Chè xao (4) 1. chè 3. Các tài sản phục vụ sản xuất chè Tài sản Đơn vị tính Số lượng Nguyên giá (triệu đồng) Thành tiền (triệu đồng) 1. Máy xao chè
2. Máy bơm nước
3. Phương tiện vận chuyển 4. Bình phun thuốc
ờ ệ
B. Câu hỏi chung
1. Về tình hình sản xuất chè
1.1. Kỹ thuật sản xuất chè đang áp dụng là:
- Khác ( ghi rõ ):...
1.2. Ông/bà đã tham gia bao nhiêu lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất
chè?...
Nội dung tập huấn về: ... ……….
1.3. Kỹ thuật được hướng dẫn có dễ áp dụng hay không?
CÓ KHÔNG
1.4. Hình thức tưới nước chính cho chè là:
Không tưới Dẫn nước về luống chè
Tưới vòi thường Tưới bằng vòi tự động
2. Đốn và chăm sóc chè
2.1. Chu kì đốn chè của ông bà là:
1 năm 1 lần 2 năm 1 lần
3 năm 1 lần Ý kiến khác
2.2. Thời điểm đốn chè của gia đình thường vào thán……….dương lịch
2.3. Gia đình đốn chè bằng hình thức:
Tự đốn thủ công Tự đốn bằng máy
Thuê người đốn bằng máy Khác
Nếu thuê người đốn bằng máy, tiền công thuê là:... 000 đ/ha
2.4. Ông/bà có chăn thả vật nuôi trong khu vực trồng chè không?
Có Không
- Nếu có ông/bà có biện pháp gì xử lý chất thải không?
Có Không
3. Bảo vệ thực vật và sử dụng hóa chất, xử lý chất thải
3.1. Ông bà đã được tập huấn về cách sử dụng thuốc BVTV chưa?
3.2. Khi nào gia đình ông/bà sử dụng thuốc BVTV?
Khi có sâu bệnh Theo hướng dẫn CBKN Phun định kì
Khác: ...
3.3. Cách lựa chọn thuốc BVTV của ông/bà là:
Theo bệnh cây Theo mọi người Theo người
bán
Theo sách/ văn bản hướng dẫn Theo hướng dẫn của
CBKN Khác: ...
3.4. Ông bà có vệ sinh, bảo dưỡng dụng cụ sau mỗi lần phun:
Có Không
3.5. Cách xử lí bao bì, vỏ chai đựng thuốc BVTV:
Cho vào thùng rác Thu gom tập trung
Thu gom nhiều rồi đốt trên đồi
Khác:... ....
4. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển
4.1. Ông/bà thu hoạch chè bằng:
Tay Dao liềm kéo Máy
Khác: ...
4.2. Sau khi thu hoạch chè được để:
Trên nền xi-măng Trên bạt Trong bao, sọt
Khác:...
4.3. Sau khi thu hoạch chè ông/bà có sơ chế và bảo quản không?
Có Không
- Nếu có thì sơ chế qua bằng cách:
Rửa sạch, để ráo Phơi, héo
Xao Đóng gói tươi
- Nếu không chè được thu mua vào lúc nào:
Ngay sau khi thu hoạch xong Khi thu hoạch hết