Giá bán chèqua 3 năm tại xãBảo Hưng

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 86 - 89)

Bảng 4 .12 Chi phí sản xuất chè của hộ trong thời kỳ SXKD

Bảng 4.18 Giá bán chèqua 3 năm tại xãBảo Hưng

Loại chè ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chè búp tươi 1000đ/kg 28 30 35 Chè sao 1000đ/kg 280-300 300 350

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

* Nguồn vốn

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Hiện chè các hộ trồng chè trên địa bàn xã Bảo Hưng chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên một số hộ có ý kiến cho rằng họ muốn mở rộng sản xuất, đầu tư them máy móc thiết bị nhưng bị thiếu vốn.

* Năng lực, tổ chức quản lý sản xuất của hộ

Theo số liệu điều tra trong bảng dưới đây ta nhận thấy trình độ năng lực của các chủ vườn còn chưa cao. Chỉ có 28 hộ trên tổng số 60 hộ được đi đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất (chiếm 46,7%), số còn lại thì dựa vào kinh nghiệm trồng chè của bản thân hoặc đi học hỏi từ các hộ khác, do đó có sự chênh lệch về số lượng tham gia và không tham

gia tập huấn. Điều đó gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm của hộ. Các hộ nông dân không tham gia tập huấn có thể có các lý do sau: Họ chưa nhận được thông tin về buổi tập huấn hoặc họ nhận được thông tin nhưng không muốn tham gia vì họ cho rằng kinh nghiệm sản xuất từ trước tới chè của họ cũng giống với nội dung tập huấn trước đó và tham gia tập huấn rất mất thời gian mà không có tác dụng.

Về nội dung của buổi tập huấn, có 26 hộ chiếm tỷ lệ 92,9% tham gia tập huấn cho rằng buổi tập huấn là cần thiết, giúp họ nâng cao cả về kỹ thuật sản xuất và thu hái, chế biến, bảo quản. Có 100% các hộ tham gia tập huấn cho rằng nội dung của buổi tập huấn là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 4.19: Kết quả và công tác hiệu quả của chương trình tập huấn cho hộ sản xuất trên địa bàn xã Bảo Hưng

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1.Số hộ tham gia chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất

chè Hộ 28

2.Số hộ không tham gia chương trình tập huấn kỹ thuật sản

xuất cây chè Hộ 32 3.Đánh giá của người dân về tính cần

thiết của chương trình tập huấn

Cần thiêt Ý kiến 26 Bình thường Ý kiến 2 4.Đánh giá của người dân về tính nội

dung của chương trình tập huấn

Phù hợp Ý kiến 28 Chưa phù hợp Ý kiến 0

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2020)

4.2.3. Chính sách của nhà nước

Chính sách của nhà nước bao gồm các chính sách về đất đai, chính sách hỗ trợ vay vốn… Nhìn chung các chính sách trên đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân sản xuất chè ở xã Bảo Hưng mở rộng quy mô sản xuất, tích cực trồng

và chăm sóc cây chè. Tuy nhiên bên cạnh những mặt đạt được thì vẫn còn những hạn chế. Công tác quản lý nhà nước và điều hành các cấp chính quyền địa phương chưa có sự tập trung cao đối với việc xây dựng chiến lược phát triển vùng chè nguyên liệu trong dài hạn, trung hạn; quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; quản lý chất lượng sản phẩm. Việc sản xuất trên thực tế mang tính tự phát, mang tính chủ quan của hộ sản xuất do đó gây ra sự bất hợp lý về cơ cấu diện tích, chất lượng giống chè, cơ cấu về sản lượng chè.

4.2.4. Nhóm yếu tố sâu bệnh hại cây trồng

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân chính làm hại cây trồng, làm giảm năng suất, chất lượng của tất cả các loại cây trồng. Tuy nhiên với điều kiện khí hậu khắc nghiệt kết hợp với việc chè là một giống chè lai, hội tụ đầy đủ các tính tối ưu, trong đó nổi trội là tính kháng sâu bệnh và chịu hạn đã khiến cho sâu bệnh hại chưa có cơ hội gây hại cho diện tích chè tại xã. Tuy nhiên và con vẫn cần phải thường xuyên theo dõi để tránh rủi ro do sâu bệnh hại gây ra. Khi đã xuất hiện chúng thường phát triển rất nhanh và mạnh, nhất vào mùa hè do thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

Các hộ trồng chè trên địa bàn xã cần phải tích cực phòng chống sâu bệnh hại bằng một số biện pháp phòng chống như: Vệ sinh vườn chè, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh nếu cần thiết, chọn giống cây khỏe, bón phân cân đối, đặc biệt tránh bón thừa đạm. Việc sử dụng quá nhiều thuốc phân bón hóa học thì có thể ảnh hưởng đến chất lượng chè, ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy việc tuyên truyền, phổ biến và áp dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại đúng cách là vô cùng quan trọng và cân được quan tâm.

4.2.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây chè trên địa bàn xã Bảo Hưng để thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn. Việc đánh giá đó nhằm phát huy các điểm mạnh, khai thác tốt các cơ hội, đồng thời khắc phục các điểm yếu, tránh các nguy cơ để từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược trong phát triển sản xuất cây chè ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)