2.1. Cơ sở lý luận
2.1.6. 5 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước là nhân tố có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế nói chung và sự phát triển của ngành hàng chè nói riêng. Ở nước ta, các chính sách lớn có tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ chè bao gồm:
-Chính sách kinh tế nhiều thành phần: Thừ nhận hộ là đơn vị kinh tế tự chủ. Từng bước đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đối với các HTX, nông lâm trường; Đỏi mới doanh nghiệp Nhà nước; Khuyến khích phát triển kinh tế cá thể là kinh tế tư nhân.
-Chính sách đất đai: Giao ruộng đất cho các hộ gia đình nông dân sử dụng ổn định lâu dài với các quyền chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, thế chấp, cho thuê theo các quy định của pháp luật. Giúp các hộ nông dân yên tâm đầu tư thâm canh trên ruộng đất của mình.
-Chính sách vốn và đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn: Nghiên cứu chọn tạo giống chè, nghiên cứu ứng dụng công nghệ vi sinh như bảo quản chế biến chè, nghiên cứu các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh cho chè.
-Chính sách về thị trường nông sản: Chính sách giá nông sản, chính sách marketing hàng nông sản.
-Chính sách xã hội nông thôn, Chính sách khuyến nông, khuyến lâm, chính sách xóa đói giảm nghèo, chính sách tạo việc làm... ( 107/2008/QĐ-TTg)
Trên đây là những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh chè. Để phát triển ngành hàng này cần phải xem xét tất cả các nhân tố đó trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh chè.