Bên trong
Bên ngoài
Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
S1 W1
S2 W2
S3 W3
Cơ hội (O) S – O W – O
O1 S1O1 W1O1 O2 … … O3 Thách thức (T) S – T W – T T1 S1O1 W1T1 T2 … … T3
* Nhóm chỉ tiêu về phát tiển thị trường tiêu thụ: Các tác nhân tham gia vào quá trình phân phối, tiêu thụ; giá bán, lượng chè bán ra cho các đối tượng thu mua…
* Nhóm chỉ tiêu về ứng dụng khoa học kỹ thuật: Tỷ lệ hộ sử dụng giống; tỷ lệ hộ sử dụng tài sản cho sản xuất; tỷ lệ hộ áp dụng kỹ thuật thâm canh vào sản xuất…
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất chè về mặt lượng: diện tích và tốc độ tăng giảm diện tích qua 3 năm điều tra; Năng suất bình quân/1 ha của hộ; sản lượng và tốc độ tăng giảm sản lượng…
* Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất chè về mặt chất: các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội; hiệu quả môi trường. Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế
+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tao ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).
GO = ∑ Qi.Pi
Trong đó:
Qi là khối lượng sản phẩm i Pi là đơn giá sản phẩm i
GO đối với cây chè đó là doanh thu bán các sản phẩm từ chè. Q là khối lượng sản phẩm (kg), P là giá bán sản phẩm.
+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ mà hộ đã chi thường xuyên trong năm cho việc sản xuất chè.
IC = ∑ Ci.Pi
Trong đó:
Ci là khối lượng vật chất và dịch vụ sản xuất trong 1 năm. Pi là đơn giá của vật chất, dịch vụ sản xuất
IC đối với chè đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư, phân đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc BVTV, điện, nước,….
+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản xuất tăng lên trong quá trình sản xuất. VA = GO – IC
Đối với chè thì giá trị gia tăng được tính là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí trung gian.
+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một năm sau khi đã trừ đi tổng chi phí.
MI = VA – (A+ T + LĐ)
Trong đó: A là giá trị khấu hao TSCĐ và các chi phí phân bổ; T là thuế nông nghiệp;
LĐ là lao động thuê ngoài (nếu có).
+ Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi đầu tư trong một kỳ nhất định ( thường là một năm).
TC = FC + VC
Trong đó:
VC là chi phí biến đổi.Đây là khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm.
VC của cây chè là toàn bộ chi phí vật tư mà hộ sử dụng.
FC là chi phí cố định. Đây là khoản chi phí không thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy trình sản xuất nhất định.
+ Công lao động được quy về ngày lao động, trong đó quá trình thu thập thông tin lao động sản xuất và kinh doanh chè tôi tiến hành điều tra theo giờ và quy về ngày lao động. Quy định một ngày lao động 8 giờ.
+ Các chỉ tiêu khác :
• Năng suất bình quân/ ha.
• Thu nhập bình quân của hộ/năm từ sản xất chè
• Mức đầu tư, thâm canh.
• Giá trị tăng lên trên 1 đơn vị diện tích VA/Đvdt
• Giá trị tăng lên do 1 lao động tạo ra VA/LĐ
• Thu nhập hỗn hợp do một lao động tạo ra MI/LĐ Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội + Số hộ thoát nghèo từ sản xuất chè
Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường
+ Mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khu vực sản xất chè + Diện tích đất đồi xạt lở hàng năm
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè : + Chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất chè
+ Số hộ sản xuất chè đúng theo quy trình kỹ thuật + Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất chè…
PHẦN IV
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 . Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã Bảo Hưng, huyện Trấn
Yên, tỉnh Yên Bái
4.1.1. Thực trạng chung về phát triển sản xuất chè tại xã Bảo Hưng
Chè được trồng tại xã từ năm 2002, do đây là giống chè mới du nhập vào Việt Nam nên mới đầu bà con nông dân vẫn còn xa lạ. Được sự quan tâm của đảng, Nhà nước và UBND tỉnh, trạm khuyến nông Trấn Yên và xã Bảo Hưng đã phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng chè với nhiều hình thức động viên như hỗ trợ 100% giống chè, phân bón NPK, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè cho bà con. Nhờ vậy đã có rất nhiều hộ đã hưởng ứng trồng thử nghiệm. Tuy nhiên sau 3 năm chăm sóc, nhiều bà con đã đốn chặt bỏ đồi chè của mình, gây giảm mạnh diện tích chè tại xã và hao tốn ngân sách địa phương. Nguyên nhân chính là sau 3 năm chăm sóc, khi so sánh chè với giống chè tại địa phương khác, người dân đánh giá chè ở đây lên rất chậm, búp nhỏ, năng suất không cao nên bà con đã chặt bỏ và không tin tưởng vào giống chè được trồng tại nơi đây. Do đặc tính về giống của chè ở đây là thân cây bụi nên tốc độ sinh trưởng sẽ không bằng cây thân gỗ như chè Tuyết Shan ở địa phương khác, thời gian đầu chè sẽ thấp nhỏ cho ra ít búp hơn chè Tuyết Shan, nhưng đến thời kì sản xuất kinh doanh giống chè nơi đây lại nhanh đẻ nhánh, tán xum xuê, cho nhiều búp và năng suất cao hơn, giá thành cao hơn. Chính vì vậy, rất nhiều bà con đã hối hận về quyết định phá bỏ đồi chè.
Những năm gần đây số hộ trồng chè cũng như diện tích chè tại xã tăng lên đáng kể, góp phần mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho người dân. Năm 2017 có tất cả 67 hộ trồng, đến năm 2018 có 85 hộ, tăng 18 hộ. Đến năm 2019 có tất cả 98 hộ trồng chè, tăng hơn 15% so với năm 2018. Trong phát triển kinh tế nhất là trong nông nghiệp trên địa bàn huyện đã nhận được sự đầu tư bằng nhiều nguồn vốn từ các cơ quan như Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Trấn Yên, từ các chương trình, dự án. Nhìn chung bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt. Song về quy
thì tiềm năng thì nhiều nhưng chưa đạt được hiệu quả tối đa cả về sản lượng và chất lượng chè, lượng sản phẩm chè tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu
Hình thức tổ chức sản xuất chè tại xã hầu hết là hình thức hộ gia đình, trong đó có 4 vừa sản xuất vừa chế biến chè. Tại xã không có trang trại sản xuất chè và chỉ có 1 doanh nghiệp chế biến sản xuất chè duy nhất. Đó là Công ty cổ phần chè Linh Dương. Tuy nhiên, đến năm 2019 doanh nghiệp này đã tuyên bố phá sản do kinh doanh không hiệu quả.