Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 88 - 91)

4.2 .Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã

4.2.5. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây chè trên địa bàn xã Bảo Hưng để thấy được tiềm năng, cơ hội và những khó khăn. Việc đánh giá đó nhằm phát huy các điểm mạnh, khai thác tốt các cơ hội, đồng thời khắc phục các điểm yếu, tránh các nguy cơ để từ đó đưa ra các giải pháp chiến lược trong phát triển sản xuất cây chè ở thời điểm hiện tại và trong tương lai.

Bảng 4.20: Phân tích ma trận SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Đất đai

+ Diện tích đất đồi chưa sử dụng còn

319,79ha, có độ dốc và độ PH từ 4 - 4,5 phù hợp cho việc trồng chè.

+ Diện tích đất trồng nằm trong vùng quy hoạch của xã, huyện.

Khí hậu

+ Xã Bảo Hưng nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ trung bình năm là 230C phù hợp cho điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây chè

Lao động

+ Nguồn lao động dồi dào, sẵn có phục vụ cho sản xuất.

+ Bà con có nhiều năm kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc chè.

Cơ sở hạ tầng

+ Hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thủy lợi ngày càng được quan tâm, hoàn thiện.

Giống

-Chè là giống lai có sức chịu hạn, chịu rét và chống sâu bệnh cao.

-Bà con được hỗ trợ nguồn giống có chất lượng cao từ các dự án do tỉnh, huyện phối hợp với xã tổ chức.

+ Các hộ trồng manh mún, nhỏ lẻ, không có quy hoạch. Đất trồng chè phân tán gây khó khăn trong vấn đề quản lý.

+ Chịu sự ảnh hưởng của thiên tai như xói mòn, xạt lở đất, sương muối băng tuyết, hạn hán gây giảm năng suất cho cây trồng.

+ Lao động chủ yếu sản xuất dựa vào kinh nghiệm nên việc tiếp thu khoa học vào sản xuất còn hạn chế.

+ Khả năng nhạy bén với thị trường và tìm hiểu thị trường còn chưa có.

+ Hệ thống cơ sở hạ tầng vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn trong việc giao thương và tìm hiểu thị trường.

Thu hoạch và bảo quản,

+ Thời gian thu hoạch của chè kéo dài từ tháng 3 đến tháng 10 và theo đợt

Vốn sản xuất

+ Đa số các hộ sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình, tiềm lực kinh tế khá.

+Quá trình thu hoạch, vận chuyển còn nhiều khó khăn. Không thích hợp để cơ giới hóa trong thu hái

+ Nhiều hộ muốn mở rộng sản xuất nhưng thiếu vốn.

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Thị trường

+ Chè nơi đây chất lượng cao, thơm ngon, được nước và tốt cho sức khỏe rất được ưa chuộng trên thị trường.

+ Giá cả và thị trường của sản phẩm chè tương đối ổn định.

+ Thị trường của sản phẩm quả rộng lớn, đa dạng.

Chính sách của nhà nước

+ Có nhiều chính sách của nhà nước tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất Tiến bộ kỹ thuật

+ Ngày nay khoa học công nghệ càng ngày càng phát triển, tao điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản xuất

+ Những biến đổi thất thường về mặt khí hậu đòi hỏi người sản xuất phải có các biện pháp giảm thiểu sự ảnh hưởng của khí hậu nên cây trồng.

+ Sự cạnh tranh gay gắt với nhiều sản phẩm nước uống khác.

+Yêu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

+ Người sản xuất phải đối mặt với vấn đề ô nghiễm môi trường do bón phân hóa học không theo hướng dẫn

(Nguồn: Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra,2020)

Từ việc phân tích được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của xã trong việc phát triển sản xuất chè ta rút ra được chiến lược kết hợp như sau:

Bảng 4.21: Chiến lược kết hợp để phát triển sản xuất chè tại địa bàn xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Cơ hội ( O ) Thách thức ( T )

Điểm mạnh ( S )

- Tận dụng và khai thác tiềm lực về tài nguyên và lao động trong việc sản xuất chè

- Tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ từ chính quyền địa phương để tăng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất, quảng bá thương hiệu sản phẩm chè

- Quy hoạch thành vùng chè nguyên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

- Cần phải đa dạng hóa số lượng và mẫu mã sản phẩm và khâu tiếp thị trên thị trường

-Mở rộng quy mô của các cơ sở chế biến tại địa phương

- Cần phải kết hợp trồng chè với chăn nuôi gia súc, tận dụng nguồn phân bón hữu cơ có sẵn tại các hộ và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

Điểm yếu ( W )

- Đảm bảo vệ sinh an toàn, chất lượng sản phẩm trong thời điểm thu hoạch và chế biến

- Tận dụng sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về thị trường tiêu thụ, nắm giữ được thế chủ động khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ

- Đẩy mạnh thương hiệu sản phẩm chè.

- Tăng cường hỗ trợ tập huấn cho các hộ trồng chè về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch; bên cạnh đó cần có những phương án giúp chủ động hơn khi thời tiết xấu.

- Nâng cao giá trị sản phẩm, giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm bằng cách thêm các dịch vụ tiện ích lên sản phẩm

- Tìm hiểu kỹ thị trường, nguồn cầu về sản phẩm chè.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)