2 Năng suất, sản lượng chèqua 3 năm trên địa bàn xã

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 60)

PHẦN I V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn xãBảo Hưng, huyện Trấn

4.1.1. 2 Năng suất, sản lượng chèqua 3 năm trên địa bàn xã

Theo bảng số liệu 4.2 ta nhận thấy: Năng suất, sản lượng chè của toàn xã liên tục tăng qua các năm.

Năm 2017 năng suất của toàn xã đạt 8 993,2 kg/ha, sản lượng là 331 129 kg. Trong đó thôn Chiến Khu đạt sản lượng là 149 011,24 kg cao nhất trong toàn xã. Năm 2018 năng suất và sản lượng của các thôn đều tăng, năng suất của toàn xã là 9 152,4 kg/ha, sản lượng đạt 480 043,38 kg. Năm 2018 mức sản lượng tăng cao như vậy là do năng suất trên 1 ha tăng, mặt khác diện tích chè trong thời kỳ sản xuất kinh doanh cũng tăng theo.

Năm 2019 mức sản lượng của cả xã đạt 632 894, 92 kg. Trong đó thôn Chiến Khu có mức sản lượng cao nhất trong 3 thôn đạt 262 189,59 kg, thấp nhất là thôn Bảo Long đạt sản lượng 152 229,70 kg. Sản lượng của xã bình quân tăng 38,25%/ năm.

Bảng 4.3 Năng suất, sản lượng chè của xã từ năm 2017 - 2019

Năm 2017 2018 2019 Chỉ tiêu NS (kg/ha) SL (kg) NS (kg/ha) SL (kg) NS (kg/ha) SL (kg) Toàn xã 8993,2 331129,62 9152,4 480043,38 9379,0 632894,92 Bảo Long 8990,5 65720,56 9108,6 116043,56 9327,8 152229,70 Chiến Khu 9003,7 149011,24 9242,8 216096,66 9424,5 262189,59 Đồng Quýt 8980,5 28019,16 9115,8 65633,76 9336,7 169461,11 Khác 8875,3 87332,95 8913,2 81377,52 9110,5 47283,50

(Nguồn: UBND xã Bảo Hưng, 2020) 4.1.1.3. Tình hình tiêu thụ chè

a)Tình hình thiêu thụ chè

Năm 2019, trung bình sản lượng chè của toàn xã đạt khoảng 632.895 kg. 100% các hộ sau khi thu hái chè đều bán lại cho các hộ có máy sao chè trong xã với mức giá 35.000 đồng/kg. Các hộ sao chè trong xã sử dụng máy tôn sao quay lăn kết hợp với máy vò có gắn mô tơ điện để tiến hành sao chè với hiệu suất 5kg chè búp tươi được 1kg chè đen. Do đó sản lượng chè đen của xã đạt 126.579 kg với mức giá bán trung bình là 350.000 đồng/kg chè đen.

Sản lượng chè búp tươi 2019 632.895 kg Xao SL chè đen 126.579kg Người Bán Lẻ 49,5% Người Tiêu Dùng (NTD) 35,5% Người Bán Buôn 39% 10,5% 54% 15% Người Sản xuất (NSX)

Ta thấy sản lượng chè búp tươi bình quân/1 ha khoảng 9379kg/1 ha, như vậy sản lượng chè đen trên 1 ha chè thời kỳ SXKD vào khoảng 1875,8 kg. Sản lượng chè của toàn xã trong năm 2019 là 632894,92kg, vậy sau khi chế biến thành chè đen sẽ được khoảng 126 579 kg chè đen

b) Tình hình tiêu thụ chè chế biến trên phạm vi toàn xã

Hiện các sản phẩm chế biến từ chè trên địa bàn xã Bảo Hưng được tiêu thụ chủ yếu thông qua 2 loại kênh là trực tiếp và gián tiếp.

Kênh tiêu thụ trực tiếp: Các hộ dân sản xuất chè trên địa bàn xã bán trực tiếp cho người tiêu dùng là người trong hoặc ngoài xã. Giá bán lẻ cao và không phải chịu các khoản phí trung gian. Mức giá bán của kênh tiêu thụ trực tiếp này dao động trong khoảng 350.000 – 400.000 đồng/kg. Người sản xuất chỉ phải bỏ ra chi phí bảo quản, đóng gói sản phẩm, không phải chịu chi phí vận chuyển. Hình thức này tiêu thụ được từng lượng sản phẩm rất đơn lẻ nên dễ bị hao do cân lẻ, chè sao dễ bị gẫy vụn, để lâu nếu không bảo quản tốt sẽ dễ bị mất hương, ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè,

Kênh tiêu thụ gián tiếp:

Một là, các hộ dân sản xuất chè bán sản phẩm cho người bán buôn, người bán buôn sẽ bán cho người bán lẻ và một phần bán cho người tiêu dùng, sau đó người bán lẻ bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hình thức này có ưu điểm là ổn định, lâu dài, lượng tiêu thụ sản phẩm lớn. Vì thế người sản xuất không mất chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm, không sợ có sản phẩm tồn dẫn đến hư hỏng. Tuy nhiên người sản xuất sẽ phụ thuộc vào người bán buôn dẫn đến tình trạng bị ép giá, sản phẩm bán ra giá thấp hơn nhiều so với thị trường. Mức giá bán của kênh tiêu thụ gián tiếp theo phương thức này thường dao động trong khoảng 280.000 - 300.000 đồng/kg

Hai là, các hộ dân sản xuất chè bán sản phẩm cho người bán lẻ, sau đó người bán lẻ sẽ bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Ưu điểm của hình thức này là giá cả sát với thị trường, người sản xuất được lợi hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ sản phẩm được ít hơn, hình thức này chỉ áp dụng với các hộ trồng chè có quy mô nhỏ, còn với vườn trồng chè có quy mô lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản của người sản xuất. Đầu ra này cũng không mang tính lâu dài và ổn định. Mức giá bán của kênh tiêu thụ gián tiếp theo phương thức này thường dao động trong khoảng 300.000 – 350.000 đồng/kg

4.1.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ chè.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là tại Tỉnh Yên Bái, Lào cai và huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Bên cạnh đó một phần sản phẩm chè cũng được mang bán ở một số tỉnh thành khác như: Hà Nội, Lai Châu. Nhóm sản phẩm này được vận chuyển bởi các thương lái, nhà bán buôn, họ thu mua chè đên từ các hộ sao chè trong xã với giá rẻ sau đó mang đi tiêu thụ ở các nơi.

Đồ thị 4.1. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm chế biến từ chè năm 2020

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua đồ thị ta thấy sản lượng chè để bán ra thị trường chiếm 80% tổng sản lượng chè. Sản lượng chè để tiêu dùng và hao hụt lần lượt chiếm 6% và 14% trong tổng sản lượng chè sản xuất ra của xã. Nhận thấy sản lượng chè yếu để bán, các hộ để dung rất ít. Chè trong quá trình thu hái và vận chuyển cũng bị hư hại, dập nát, héo do bay hơi, vụn gẫy trong quá trình sao chè. Lượng hao hụt đó chiếm khoảng 14% trong tổng sản lượng chè.

4.1.1.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng của xã cho phát triển sản xuất chè

Trong những năm qua, Đảng và chính quyền xã luôn quan tâm chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và đã từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền xã Bảo Hưng đã đứng ra xây dựng bê tông hóa 6 tuyến đường giao thông nông thôn đi vào các xã khác. Các tuyến đường này được xây dụng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong quá trình phát triển sản xuất của các hộ.

Hệ thống điện, viễn thông - thông tin liên lạc được xã chú trọng đầu tư. Trong năm vừa qua xã cho xây dựng một bưu điện văn hóa xã nằm ở trung tâm của xã, có diện tích xây dựng là 200 m2. Toàn xã có 42 máy kết nối internet, chủ yếu tập trung ở trung tâm xã và một vài thôn khác. Đài phát thanh của xã có trụ sở phòng phát thanh và phòng thiết bị đặt trong khu trụ sở xã, đáp ứng được nhu cầu truyền tải thông tin về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới đông đảo bà con nhân dân trong xã. Hàng ngày từ lúc 17h đến 18h30, bên cạnh việc phát các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, đài phát thanh của xã cũng sẽ phát các bản tin về kỹ thuật canh tác, kiến thức khuyến nông và thông tin thị trường của các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất chè, bà con nhân dân dễ dàng vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường và giá cả.

4.1.1.6Chương trình tập huấn khuyến nông của toàn xã.

Năm 2019 có tất cả 675/842 hộ, chiếm 80,17% tổng số hộ trên xã là hộ nông nghiệp. Cùng với việc canh tác lúa, trồng ngô, nuôi lợn thì diện tích trồng chè của các hộ nông dân cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trên địa bàn xã. Nắm bắt được vai trò quan trọng của công tác khuyến nông, chính quyền xã rất chú trọng mở các lớp tập huấn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật cho đông đảo bà con nhân dân cả xã.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, khuyến nông xã Bảo Hưng đã phối hợp với nhiều đơn vị khác (HTX, Trung tâm khuyến nông huyện) tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất chè cho bà con, phát huy được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn.

4.1.1.7Chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chè địa bàn xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Để góp phần phát triển sản xuất cây công nghiệp nói chung và phát triển sản xuất chè nói riêng trên địa bàn xã Bảo Hưng. Tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND huyện Trấn Yên, xã Bảo Hưng tiến hành thực hiện dự án “Trồng mới, chăm sóc bảo vệ chè năm 2016”, “Phát triển vùng chè nguyên liệu xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên giai đoạn 2005 – 2012”.

Căn cứ thực hiện:

- Căn cứ đề án phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012.

Mục tiêu của dự án:

“Đến 2019 xây dựng vùng chè thâm canh, chất lượng cao, tập trung tại cụm xã Bảo Hưng với diện tích đông đặc từ 90% trở lên đạt trên 150 ha. Sử dụng triệt để lao động nhàn rỗi, từng bước ổn định cuộc sống cho nhân dân trồng chè, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến chè chất lượng cao”.

Thực hiện trồng mới 21 ha chè đặc sản trên địa bàn xã Bảo Hưng trong năm 2016. Giải pháp thực hiện:

Điều tra đánh giá thực tế tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã của các hộ nông dân xã Bảo Hưng. Chuẩn bị giống chè đảm bảo chất lượng, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc chè cho bà con.

Tổ chức thực hiện:

UBND huyện Trấn Yên, phòng kinh tế huyện Trấn Yên, Trạm khuyến nông huyện Trấn Yên, UBND xã Bảo Hưng phối hợp thực hiện.

4.1.2. Thực trạng phát triển sản xuất chè của các hộ điều tra

4.1.2.1. Đặc điểm của các hộ trồng chè

Cây chè được trồng ở xã Bảo Hưng từ năm 2002, mang lại nguồn thu nhập cho hộ sản xuất, tuy nhiên chỉ mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ. Việc phát triển trồng nhiều loại cây này thì chỉ mới xuất hiện trong vài năm gần đây. Lúc đầu chỉ có một vài hộ trồng thử với quy mô nhỏ, họ trồng chủ yếu ở trong vườn và chỉ mang tính chất tự cung tự cấp. Từ việc trồng thử nghiệm, hộ đã nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây chè mang lại cao hơn một số cây trồng khác nên hộ đã chuyển dần sang trồng chè.

Để thực hiện đề tài này tôi tiến hành điều tra với 60 hộ trồng chè tại xã Bảo Hưng trong đó có 30 hộ quy mô lớn, 15 hộ quy mô trung bình và 15 hộ quy mô nhỏ.

Theo bảng 4.4 ta thấy:

Độ tuổi bình quân của chủ hộ là 44,05 tuổi, độ tuổi bình quân của chủ hộ giữa các nhóm tuổi không có sự chênh lệch qua lớn. Trong đó nhóm hộ có quy mô lớn có độ tuổi bình quân là 45,3 tuổi. Nhóm hộ có quy mô trung bình có độ tuổi bình quân nhỏ nhất là 40,4 tuổi và nhóm hộ có quy mô nhỏ có độ tuổi bình quân là 45,2 tuổi. Điều đó cho thấy việc áp dụng khoa học công nghệ và đưa các kỹ thuật mới trong canh tác cây trồng vào trong việc phát triển sản xuất chè sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn.

Nhân khẩu bình quân của một hộ là 4,27 khẩu. Nhân khẩu bình quân giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn.Trong đó nhân khẩu bình quân của nhóm quy mô lớn là 4,5 khẩu, nhân khẩu bình quân của nhóm có quy mô trung bình là 4,6 khẩu và nhóm quy mô nhỏ có nhân khẩu bình quân là 4,3 khẩu.

Số lao động bình quân ở cả ba nhóm hộ là 2,99 lao động, trong đó có bình quân làh 2,45 lao động tham gia sản xuất chè. Nhóm hộ có quy mô lớn có số lao động bình quân là 2,97 lao động, trong đó có bình quân là 2,37 lao động tham gia sản xuất quả. Nhóm hộ có quy mô trung bình có số lao động bình quân/hộ là 3,13 lao động, trong đó có bình quân là 2,6 lao động tham gia sản xuất. Nhìn vào số lao động tham gia vào quá trình sản xuất quả ta nhận thấy số lao động đó chiếm phần lớn trong tổng số lao động của gia đình. Với số lao động trên thì trong quá trình phát triển sản xuất chè sẽ đảm bảo được các yêu cầu cho các công việc chăm sóc chè như làm cỏ, vun xới gốc, bón phân. Tuy nhiên khi vào thời điểm thu hái thì cần một số lượng lao động lớn hơn, do đó các

Qua bảng 4.4 ta nhận thấy có 28 hộ tham gia tập huấn trong tổng số 60 hộ điều tra chiếm 46,7%. Nhóm hộ có quy mô lớn có 11 hộ tham gia tập huấn trên tổng số 30 hộ, chiếm 36,7%; nhóm hộ có quy mô trung bình có 8 hộ tham gia tập huấn trên tổng số 15 hộ, chiếm 53,3%; nhóm hộ có quy mô nhỏ có 9 hộ trên tổng số 15 hộ chiếm 60%. Điều này cho thấy đa số bà con nhân dân đã nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của công tác khuyến nông, bà con đã có ý thức tham gia khá đầy đủ các buổi tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc chè.

Bảng 4.4 Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

Nhóm hộ Diễn giải ĐVT Chung

Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ 1.Số hộ điều tra Hộ 60 30 15 15 2. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 44,05 45,3 40,4 45,2 3. Nhân khẩu BQ/hộ Khẩu 5,48 5,5 5,6 5,3 4. Số LĐBQ/hộ LĐ 2,99 2,97 3,12 2,90 5. Số LĐBQ/hộ tham gia

sản xuất chè LĐ 2,45 2,37 2,60 2,47 6. Hộ tham gia tập huấn Hộ 28 11 8 9

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020 ) 4.1.2.2.Tiềm năng phát triển sản xuất của hộ

Chè là cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, việc trồng chè đã và đang mang lại nguồn thu nhập cao, góp phần ổn định cuộc sống cho người dân miền núi xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Trước đây trong khoảng thời gian từ năm 20012 đến năm 2015 thì cây chè đã từng bị xem nhẹ và không được đầu tư chăm sóc và thu hái, bị bỏ hoang. Có một số hộ thu hái với mục đích chính là cung cấp sản phẩm cho sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nhận thấy giá trị và tiềm năng kinh tế cao của cây trồng này, các hộ gia đình đã cùng đăng ký tham gia trồng chè, mở rộng sản xuất với mục đích sản xuất hàng, cung cấp sản phẩm ra thị

Bên cạnh đó nhờ vào nguồn tài nguyên đất đai rộng lớn, và cây chè lại là loại cây không kén đất trồng, chịu hạn tốt nên tạo nhiều điều kiện để mở rộng sản xuất. Xã Bảo Hưng là nơi có những dải đất đồi rộng lớn, kéo dài theo ven chân núi đá vôi rất thích hợp cho việc trồng cây chè. Chè có thể trồng trên nhiều loại đất nhưng mức nước ngầm sâu dưới 1m, tầng đất dày trên 1m. Đất cát sỏi, đất thịt nặng, đất vỏ sò hến đều trồng được chè. Nói chung chè chịu khô hạn tốt nhưng kém chịu úng, do đó đất trồng phải dốc, dễ thoát nước. Chè chịu được chua, độ PH thích hợp là từ 4 - 4,5.

Khí hậu là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất cả các loại cây trồng khác nói chung và với cây nói riêng. Khí hậu và thời tiết là những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Mỗi loại cây trồng đều có chế độ nhiệt, lượng mưa khác nhau. Riêng cây chè là loại cây dễ trồng, chè có nguồn gốc từ vùng ôn đới nên thích hợp với điều kiện khí hậu mát lạnh, ẩm cao, tuy nhiên cây vẫn sinh trưởng được trong điều kiện nóng ẩm. Chè thích khí hậu mát mẻ, chịu rét tốt, cây trưởng thành

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)