Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 46)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra

3.2.1.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Để đáp ứng tốt nội dung nghiên cứu của đề tài tôi tiến hành nghiên cứu trên địa bàn xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Tôi chọn xã Bảo Hưng vì đây là xã thuần nông, trước đây chủ yếu trồng cây lúa, ngô nhưng hiệu quả không cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây nhờ chuyển đổi sang trồng chè mà đời sống nhân dân có

có nhiều núi đá vôi với các sườn đất dốc và cao thích hợp cho việc trồng chè. Mặt khác đây là xã có các điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, trình độ của người dân còn thấp, mặc dù việc sản xuất chè mang lại thu nhập cao cho người nông dân nhưng việc sản xuất chè vẫn còn thiếu quy hoạch, nhỏ lẻ, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất chè còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế từ sản xuất chè vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.

3.2.1.2. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên và tiến hành lựa chọn 60 hộ trong 3 thôn là thôn Đồng Quýt, Thôn Chiến Khu và thôn Bảo Long. Đấy là các hộ trồng chè trên địa bàn xã. Mỗi thôn chọn ra 20 hộ có quy mô sản xuất lớn, trung bình và nhỏ để điều tra. Chi tiết mẫu nghiên cứu tại bảng:

Bảng 3.5 Số hộ điều tra Thôn Bảo Thôn Bảo Long Thôn Chiến Khu Thôn Đồng Quýt Tổng Cơ cấu (%) Số hộ điều tra 20 20 20 60 100 QM lớn ( > 1ha) 9 14 7 30 50 QM TB (0,5 – 1ha) 7 5 3 15 25 QM nhỏ (<0,5 ha) 4 1 10 15 25

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu thống kê, 2020)

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập số liệu thứ cấp

Dựa vào các tài liệu có sẵn, đã được công bố, đảm bao tính khách quan đề đề tài xây dựng cơ sở lý thuyết về phát triển sản xuất chè tại xã. Số liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công khai; các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội, chính sách tại địa phương, các văn kiện, nghị quyết, các trang điện tử... có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài

Số liệu thứ cấp được thu thập bằng các phương pháp như: liệt kê với các cơ quan cung cấp thông tin, sao chép các số liệu thông tin cần thiết theo hệ thống có thể thu

Bảng 3.6: Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Vấn đề nghiên Vấn đề nghiên

cứu

Tài liệu Nguồn thu

thập Phương pháp thu thập - Cơ sở lí luận - Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất chè của hộ nông dân

- Các bài viết, các thảo luận, bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Sách và giáo trình - Các luận văn có liên quan đến đề tài nghiên cứu

- Internet - Thư viện - Sách

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, chọn lọc thông tin, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin

- Tình hình phát triển kinh tế xã hội của xã Bảo Hưng

- Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội của xã Bảo Hưng

- Niên giám thống kê

- UBND xã Bảo Hưng

- Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao, chụp lại.

- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua kiểm tra

- Thực trạng

ngành nông nghiệp tại xã Bảo Hưng

- Quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2016- 2020 - Phòng NN & PTNT - Phòng Tài nguyên và môi trường - Định hướng và giải pháp phát triển sản xuất chè - Đề án vùng sản xuất chè an toàn theo tiêu chuẩn VietGap tỉnh Yên Bái - Phòng NN & PTNT - Phòng Tài nguyên và môi trường

- Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung hay

* Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua phương pháp điều tra: điều tra trực tiếp hoặc gián tiếp cán bộ chuyên ngành tại xã, 60 hộ trồng chè trong 3 thôn thuộc xã Bảo Hưng… theo mẫu đã chọn bằng bảng câu đã chuẩn bị trước dễ hiểu, ngắn gọn và phù hợp với trình độ người dân. Thông qua phương pháp phỏng vấn: Dựa trên phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn sâu (KIP). Nội dung điều tra về diện tích, năng suất, các quy trình trồng chè đang áp dụng, tập huấn khuyến nông, quy trình bảo quản, quy trình chế biến, tiêu thụ sản phẩm, các quan điểm nguyện vọng của người dân và cán bộ tại xã Bảo Hưng trong phát triển sản xuất chè. Cụ thể:

Bảng 3.7: Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Đối tượng điều tra

Số

mẫu Nội dung thu thập Thu thập - Thông tin cá nhân

Điều tra phỏng vấn trực tiếp qua phiếu và bảng hỏi - Chủ trương, chính sách về phát triển sản xuất chè, tình hình phát triển sản Cán bộ quản lý cấp xã, thôn 03 xuất chè tại xã

- Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất chè. Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất chè tại địa phương

- Thông tin cá nhân Tổ chức kinh tế

(Hộ nông dân) 60

-Đặc điểm của các hộ

-Tình hình sản xuất chè của các hộ - Nhận định, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè

Điều tra các hộ trồng chè: 60 hộ theo các quy mô khác nhau (từ diện tích trồng chè lớn đến nhỏ). Trong đó:

Thông tin về nguồn lực của hộ: Số nhân khẩu của hộ, số người trong độ tuổi lao động, kinh nghiệm trồng chè, tổng diện tích sản xuất chè, diện tích sản xuất chè, năng suất của chè, sản lượng chè, chi phí đầu tư hộ bỏ ra (chi phí phân bốn, thuốc BVTV, nhiên liệu, lao động, máy móc thiết bị...), doanh thu từ sản phẩm chè mang lại (chè búp tươi, chè đen)

Tình hình phát triển sản xuất chè của hộ: Trình độ kỹ thuật, kỹ thuật thu hoạch chè, kỹ thuật bảo quản và chế biến chè...của hộ. Những khó khăn trong đó.

Tình hình vận chuyển tiêu thụ sản phẩm: Mức độ tiếp cận thông tin thị trường – tín dụng, phương tiện vận chuyển, hình thức tiêu thụ sản phẩm chè

Thông tin khác: Những hỗ trợ cho người dân, nguyện vọng/mong muốn của

người dân trong sản xuất chè...

3.2.3 . Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được từ cuộc điều tra sẽ được kiểm tra, rà soát và loại bỏ những thông tin bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và mã hóa và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trong phần mềm EXCEL và xử lí tại đó.

Phân tích kết quả điều tra, so sánh đề đưa ra những nhận xét và rút ra cái nhìn tổng quát nhất về tình hình phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã Bảo Hưng

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.4.1. Phương pháp tổng hợp

Kiểm tra phiếu điều tra, từ những kết quả thu thập được thì tiến hành tổng hợp, xử lý thông tin.

3.2.4.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này dùng để phân tổ các mẫu điều tra theo các tiêu chí khác nhau để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của hộ trồng chè và phân loại chúng theo các kiểu nông hộ tham gia trồng chè, phân loại theo quy mô trồng chè.

3.2.4.3. Phương pháp so sánh

Dùng phương pháp này để so sánh sự biến động về các điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã qua các năm

So sánh kết quả sản xuất của các hộ qua các năm, giữa các nhóm hộ trong cùng một thời điểm và điều kiện sản xuất để rút ra kết luận.

3.2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Thu thập ý kiến của giáo viên hướng dẫn, của cán bộ quản lý để có hướng đi đúng đắn, đảm bảo tính khách quan của đề tài.

Thu thập ý kiến của các hộ trồng chè để nắm bắt được những thông tin cần thiết có liên quan đến đề tài.

3.2.4.5. Phương pháp phân tích SWOT

Phương pháp này xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của các hộ trồng chè. Dựa trên những đặc điểm đó để đưa ra các giải pháp nhằm phát huy điểm mạnh, thời cơ, khắc phục các điểm yếu và thách thức nhằm thúc đẩy sản xuất của các hộ nông dân, đề ra chiến lược cho phát triển sản xuất chè tại xã Bảo Hưng.

Cách xây dựng ma trận SWOT thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ trồng chè trong xã), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng điểm mạnh và điểm yếu, rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài là cơ hội và thách thức.

Phương pháp phân tích ma trận SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận 2 hàng, 2 cột, chia làm 4 phần: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức, nguy cơ).

Để thực hiện được ma trận SWOT ta cần trả lời các câu hỏi sau:

S: Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực của mình là gì?

W: Công việc nào mình làm kém nhất? Điểm yếu của mình là gì? Vì sao đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn mình?

O: Cơ hội tốt đang ở đâu? Cơ hội có thể xuất phát từ gì? Xu hướng nào mình cần quan tâm?

T: Những rào cản mình đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Liệu có điểm yếu nào đang đe dọa?

Các cách kết hợp trong ma trận SWOT

- S – O: Thu được từ sự kết hợp giữa mặt mạnh và cơ hội. sự kết hợp này dựa trên mặt mạnh của việc sản xuất chè để tận dụng cơ hội.

- W – O: Thu được từ sự kết hợp giữa mặt yếu và cơ hội của sản xuất chè. Sự kết hợp này mở ra cho việc sản xuất chè những khả năng có thể vượt qua các điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội khách quan mang lại để phát triển.

- S – T: Thu được từ sự kết hợp các mặt mạnh với nguy cơ của sản xuất chè. Sự kết hợp này giúp cho việc sản xuất vượt qua được các nguy cơ hoặc giảm thiểu các nguy cơ bằng cách tận dụng các điểm mạnh của mình.

- W – T: Thu được từ sự kết hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của sản xuất chè. Sự kết hợp này đặt ra yêu cầu cho việc sản xuất là phải có các biện pháp để giảm thiểu các mặt yếu và tránh các nguy cơ bằng cách đề ra các giải pháp chiến lược trong phát triển.

Bảng 3.8 Phân tích ma trận SWOT Bên trong Bên trong

Bên ngoài

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

S1 W1

S2 W2

S3 W3

Cơ hội (O) S – O W – O

O1 S1O1 W1O1 O2 … … O3 Thách thức (T) S – T W – T T1 S1O1 W1T1 T2 … … T3

* Nhóm chỉ tiêu về phát tiển thị trường tiêu thụ: Các tác nhân tham gia vào quá trình phân phối, tiêu thụ; giá bán, lượng chè bán ra cho các đối tượng thu mua…

* Nhóm chỉ tiêu về ứng dụng khoa học kỹ thuật: Tỷ lệ hộ sử dụng giống; tỷ lệ hộ sử dụng tài sản cho sản xuất; tỷ lệ hộ áp dụng kỹ thuật thâm canh vào sản xuất…

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất chè về mặt lượng: diện tích và tốc độ tăng giảm diện tích qua 3 năm điều tra; Năng suất bình quân/1 ha của hộ; sản lượng và tốc độ tăng giảm sản lượng…

* Nhóm chỉ tiêu thể hiện phát triển sản xuất chè về mặt chất: các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế; hiệu quả xã hội; hiệu quả môi trường. Các chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả kinh tế

+ Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụ được tao ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

GO = ∑ Qi.Pi

Trong đó:

Qi là khối lượng sản phẩm i Pi là đơn giá sản phẩm i

GO đối với cây chè đó là doanh thu bán các sản phẩm từ chè. Q là khối lượng sản phẩm (kg), P là giá bán sản phẩm.

+ Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài sản cố định) và dịch vụ mà hộ đã chi thường xuyên trong năm cho việc sản xuất chè.

IC = ∑ Ci.Pi

Trong đó:

Ci là khối lượng vật chất và dịch vụ sản xuất trong 1 năm. Pi là đơn giá của vật chất, dịch vụ sản xuất

IC đối với chè đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư, phân đạm, lân, kali, phân chuồng, thuốc BVTV, điện, nước,….

+ Giá trị gia tăng (VA): là giá trị sản xuất tăng lên trong quá trình sản xuất. VA = GO – IC

Đối với chè thì giá trị gia tăng được tính là khoản thu được sau khi lấy doanh thu trừ đi chi phí trung gian.

+ Thu nhập hỗn hợp (MI) là thu nhập thuần túy của người sản xuất trong một năm sau khi đã trừ đi tổng chi phí.

MI = VA – (A+ T + LĐ)

Trong đó: A là giá trị khấu hao TSCĐ và các chi phí phân bổ; T là thuế nông nghiệp;

LĐ là lao động thuê ngoài (nếu có).

+ Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ chi phí cố định và chi phí biến đổi đầu tư trong một kỳ nhất định ( thường là một năm).

TC = FC + VC

Trong đó:

VC là chi phí biến đổi.Đây là khoản chi phí thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của sản phẩm.

VC của cây chè là toàn bộ chi phí vật tư mà hộ sử dụng.

FC là chi phí cố định. Đây là khoản chi phí không thay đổi của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một quy trình sản xuất nhất định.

+ Công lao động được quy về ngày lao động, trong đó quá trình thu thập thông tin lao động sản xuất và kinh doanh chè tôi tiến hành điều tra theo giờ và quy về ngày lao động. Quy định một ngày lao động 8 giờ.

+ Các chỉ tiêu khác :

• Năng suất bình quân/ ha.

• Thu nhập bình quân của hộ/năm từ sản xất chè

• Mức đầu tư, thâm canh.

• Giá trị tăng lên trên 1 đơn vị diện tích VA/Đvdt

• Giá trị tăng lên do 1 lao động tạo ra VA/LĐ

• Thu nhập hỗn hợp do một lao động tạo ra MI/LĐ Các chỉ tiêu về hiệu quả xã hội + Số hộ thoát nghèo từ sản xuất chè

Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường

+ Mức độ ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí khu vực sản xất chè + Diện tích đất đồi xạt lở hàng năm

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè : + Chính sách hỗ trợ cho các hộ sản xuất chè

+ Số hộ sản xuất chè đúng theo quy trình kỹ thuật + Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật sản xuất chè…

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 . Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã Bảo Hưng, huyện Trấn

Yên, tỉnh Yên Bái

4.1.1. Thực trạng chung về phát triển sản xuất chè tại xã Bảo Hưng

Chè được trồng tại xã từ năm 2002, do đây là giống chè mới du nhập vào Việt Nam nên mới đầu bà con nông dân vẫn còn xa lạ. Được sự quan tâm của đảng, Nhà nước và UBND tỉnh, trạm khuyến nông Trấn Yên và xã Bảo Hưng đã phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng chè với nhiều hình thức động viên như hỗ trợ 100% giống chè, phân bón NPK, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè cho bà con. Nhờ vậy đã có rất nhiều hộ đã hưởng ứng trồng thử nghiệm. Tuy nhiên sau 3 năm

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)