Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 28)

Tháng 1-2 3-4 5 6 7 8 9 10 11-12 Sản lượng chè trong năm(%) 0,39 7,2-5,34 10,35 13,74 16,66 13,22 16,5 10,6 4,06 Lượng mưa tháng(mm) 50 >100

Vụ thu hoạch chủ yếu 50

(Nguồn: Tài liệu của Trại Thí nghiệm chè Phú Hộ, 2004)

Tổng lượng mưa bình quân hàng năm ở các vùng trồng chè của nước ta tương đối thỏa mãn cho nhu cầu về nước của cây chè. Nhưng ở các vùng trồng chè lượng mưa trong năm lại thường tập trung tư tháng 5 đến tháng 10, cây chè gặp hạn từ tháng 11 đến tháng 3. Thời gian này hạn kết hợp với nhiệt độ không khí thấp là điều kiện bất lợi cho sự sinh trưởng của cây chè. Vì vậy bên cạnh biện pháp chống xói mòn cho chè vào mùa mưa còn cần phải chú ý đến việc chống hạn giữ ẩm cho chè vào mùa khô. Nghiên cứu về yêu cầu của cây chè đới với độ ẩm các định rằng, độ ẩm đất thích hợp cho cây chè phát triển là 80- 85%. Thiếu nước, độ ẩm không khí và độ ẩm đất không đủ thì sức sinh trưởng của búp sẽ yếu, lá trở nên dày và cứng, hình thành nhiều búp mù phẩm chất kém, năng suất chè thấp.

Nước có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phẩm chất chè. Khi cung cấp đủ nước, cây chè sinh trưởng tốt, lá to mềm, búp non và phẩm chất có xu hướng tăng lên. Những thí nghiệm về tưới nước cho chè ở Liên Xô cho thấy, tùy điều kiện đất đai khi hậu khác nhau mà hiệu quả tăng sản của biện pháp tưới nước cũng khác nhau. Vùng chè Gruzia tưới nước làm tăng sản lượng bình quan 25-30%, vùng chè Kraxnoda tăng 60-65%, vùng chè Lencora tăng trên 200%. Hiệu quả tăng sản của việc tưới nước cũng rõ rệt ở

Vân Nam Trung Quốc tưới nước làm tăng sản 61%. Vùng Atxam, Ấn Độ tưới nước làm tăng sản 60% và ở Tây Phi tưới nước làm tăng sản từ 217- 293%.

Tưới nước là một biện pháp tăng sản lượng và phẩm chất rất quan trọng đối với chè. Ngoài biện pháp tưới nước, cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng trọt tổng hợp khác như cày đất, làm đất làm cỏ, mật độ và phương thức trồng họp lý, phủ đất, tủ gốc, chọn giống chịu hạn… để giải quyết tốt nhu cầu nước trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây chè nhằm đạt sản lượng cao, phẩm chất tốt.

c) Điều kiện nhiệt độ, không khí

Để sinh trưởng phát triển tốt, cây chè yêu cầu một phạm vi nhiệt độ nhất định. Cây chè bắt đầu sinh trưởng khi nhiệt độ trên 10oC. Độ nhiệt bình quân hàng năm để cây chè sinh trưởng bình thường là 12,5oC và sinh trưởng tốt trong phạm vi 15-23oC. Giới hạn nhiệt độ thấp đối vơi sinh trưởng của chè biểu hiện rõ rệt qua thời kỳ ngừng sinh trưởng trong mùa đông và sinh trưởng trở lại khi có nhiệt độ ấm áp của mùa xuân trong vùng khí hậu á nhiệt đới. Cây chè yêu cầu lượng tích nhiệt hàng năm khoảng 3500-4000oC. Độ nhiệt tối thấp mà cây có thể chịu đựng được là -10oC.

Nghiên cứu của trường đại học Nông nghiệp Chiết Giang Trung Quốc cho thấy độ nhiệt thích hợp đối với cây chè là 20-30oC, nếu độ nhiệt tăng dần thì tác dụng xúc tiến việc hình thành và tích lũy Tanin trong lá chè biểu hiện rất rõ rệt. Độ nhiệt quá thấp hoặc quá cao đều giảm thấp việc tích lũy Tanin. Độ nhiệt quá cao trên 35oC thì quá trình tích lũy Tanin bị ức chế và nếu độ nhiệt trên 35oC, chè sẽ bị cháy lá. Ngược lại khi độ nhiệt giảm thấp sẽ dẫn đến một loạt biến đổi về cơ năng sinh lý, thành phần hóa học của búp chè, ảnh hưởng không tốt đến sinh trưởng của cây và phẩm chất búp. Độ nhiệt thấp và khô hạn là nguyên nhân hình thành nhiều búp mù.

Độ nhiệt là một trong những nhân tố chủ yếu chi phối sự sinh trưởng của búp và quyết định thời gian thu hoạch búp trong chu kỳ một năm. Những vùng có nhiệt độ bình quân mùa đông càng thấp càng kéo dài thì thời gian sinh trưởng và thu hoạch búp chè ở đó càng ngắn và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)