Nhóm hộ Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ Các bước Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1.Chọn lựa cây giống theo tiêu chuẩn 30 100 15 100 15 100 2.Kỹ thuật trồng và chăm sóc +Đào hố, bón lót 30 100 15 100 15 100 +Tưới nước 19 82,6 4 17,4 0 0 +Bón phân 30 100 15 100 15 100 +Đốn cây 30 100 15 100 15 100 +Làm cỏ 30 100 15 100 15 100 +Phun thuốc trừ sâu bệnh 0 0 0 0 0 0
Để có vườn chè tốt, cho hiệu quả cao thì cần có kỹ thuật thâm canh cây chè phù hợp, đặc biệt là trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Chọn giống:
Đa số bà con nhân dân đều được nhận giống từ dự án của xã. Chất lượng nguồn giống chè trước khi phát cho các hộ đều đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn, một số hộ mua giống từ các cơ sở nhân giống tư nhân cũng lựa chọn những cây giống chắc khỏe và đảm bảo chất lượng để trồng.
* Kỹ thuật trồng và chăm sóc bao gồm: đào hố, bón lót, tưới nước, bón phân, làm cỏ, đốn cây hàng năm, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng.
Qua bảng trên ta thấy 100% các hộ đều thực hiện bước đào hố, bón lót, chăm sóc, làm cỏ, đốn cây. 100% các hộ trồng chè không tiến hành phòng trừ sâu bệnh hại chè. Do cây chè có khả năng chịu hạn cao và có nhiều hộ trồng chè trên đồi cao cách xa nhà nên việc tưới nước cho chè là rất khó khăn. Theo điều tra cho thấy nhóm hộ có quy mô lớn có 19 hộ tưới nước cho chè, chiếm 82,6%, nhóm hộ quy mô trung bình tưới nước chiếm 17,4%, và nhóm hộ quy mô nhỏ không tưới nước cho chè.
B.Thời kỳ sản xuất kinh doanh
Sau khoảng 4 năm thời gian kiến thiết cơ bản cây chè chuyển sang thời kỳ sản xuất kinh doanh, các kỹ thuật chăm sóc chè trong thời kỳ này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và sản lượng cây trồng.
Đến giai đoạn này cây chè đã phát triển thành cây trưởng thành, khi đó cần thực hiện các công việc như: đốn tỉa cây chè hàng năm để cây chè xòe tán, vừa nâng cao khả năng ra búp trong mùa vụ sau vừa giới hạn chiều cao của cây để thuận tiện cho quá trình thu hái búp tươi. Qua điều tra nhận thấy các hộ đều tiến hành đốn tỉa cây chè một năm một lần và thời điểm đốn tỉa là tháng 11 dương lịch.
Kỹ thuật bón phân cho cây: Khi chè đang trong thời kỳ SXKD tạo búp tươi thì nhu cầu về dinh dưỡng là rất cao. Việc bón phân giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nằm nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế. Nhận thấy tầm quan trọng của việc bón phân nên 100% các hộ trồng chè đều áp dụng kỹ thuật này.
Ngoài ra các kỹ thuật trong quá trình thu hái và bảo quản, chế biến chè thành phẩm cũng được quan tâm và áp dụng một cách đầy đủ.
4.1.2.6. Chi phí đầu tư cho sản xuất chè của các hộ điều tra a)Thời kỳ kiến thiết cơ bản a)Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ cây chè sinh trưởng và phát triển cả về thân và cành, thời kỳ này không cho thu hoạch búp nhưng là cơ sở tích lũy cho thời kỳ sản xuất kinh doanh. Thời kỳ này sẽ quyết định đến năng suất sau này của cây chè. Do đó việc đầu tư chăm sóc cho cây chè ở thời kỳ này là vô cùng quan trọng. Qua điều tra ta thấy: Chi phí cho quá trình KTCB tăng theo từng năm.
- Đa số các hộ trồng chè trên diện tích gia đình có sẵn nên không có chi phí về đất đai.
- Chi phí về giống là không đáng kể bởi hầu hết các gia đình sử dụng nguồn giống do xã cấp.
- Chi phí về lao động là lớn nhất chiếm 64%. Do giai đoạn này là nền tảng cho các năm về sau nên cần phải chăm sóc cây trồng một cách đầy đủ, chu đáo.
- Chi phí về phân bón chiếm tỷ lệ cao thứ 2 sau chi phí về lao động. Cụ thể ở đây người dân chỉ bón phân NPK với mức giá 420.000 đồng/tạ.
- Bình quân 1 hộ trồng chè có diện tích là 0,72 ha ; giá thuê đốn chè là 600.000 đồng/1ha. Như vậy bình quân mỗi năm, mỗi hộ phải chi trả một khoản 430 000 đồng cho việc đốn chè. Các chi phí khác như vận chuyển,…không đáng kể.