Nói đến kinh nghiệm sản xuất chè trong nước không thể không nói đến tỉnh Thái Nguyên, nơi được mệnh danh là “Đất chè” ở Việt Nam. Thái Nguyên là một tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phí Bắc, được thiên nhiên ưu đãi một hệ thống đất đai và điều kiện khí hậu, thời tiết thích hợp cho việc phát triển cây chè. Vốn là vùng đất có truyền thống sản xuất chè từ lâu đời, được gắn với thương hiệu nổi tiếng cả nước là “chè Thái”. Trải qua nhiều bước thăng trầm của lịch sử, đến nay vẫn phát triển mạnh mẽ và là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước. Vì vậy trong chiến lược phát triển kinh tế của Thái Nguyên đã xác định rõ chè là cây trồng kinh tế mũi nhọn cần được quan tâm đầu tư phát triển. Đến nay tổng diện tích chè trên toàn tỉnh là 16.641 ha, trong đó diện tích chè cho sản phẩm là 129.913 tấn.
Diện tích chè Thái Nguyên liên tục được mở rộng và tăng nhanh qua các năm, năm 2004 – 2006 diện tích chè tăng bình quân 2,47%. Đã hình thành vùng chuyên canh chè với các xã trọng điểm của thành phố Thái Nguyên như các xã Tân Cương, Phúc Xuân, Phúc Trìu, Thịnh Đức.
trồng chủ yếu là giống chè LDPT, TRI 777, các giống chè mới chủ yếu được trồng để chế biến chè xanh, đạt tiêu chuẩn ngành đã được bộ NN&PTNT công nhận.
Sản lượng chè của tỉnh Thái Nguyên năm 2006 đạt 129.913 tấn, năm 2004-2006 tăng bình quân 25.5% do áp dụng quy trình thâm canh và kỹ thuật sản xuất chè do Bộ NN&PTNT, Sở NN&PTNT Thái Nguyên kết hợp với kinh nghiệm sản xuất truyền thống, tập quán canh tác của người dân. (Bùi Ngọc Minh, 2015)