Thực trạng chung về phát triển sản xuất chè tại xãBảo Hưng

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57)

PHẦN I V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Thực trạng phát triển sản xuất chè trên địa bàn xãBảo Hưng, huyện Trấn

4.1.1. Thực trạng chung về phát triển sản xuất chè tại xãBảo Hưng

Chè được trồng tại xã từ năm 2002, do đây là giống chè mới du nhập vào Việt Nam nên mới đầu bà con nông dân vẫn còn xa lạ. Được sự quan tâm của đảng, Nhà nước và UBND tỉnh, trạm khuyến nông Trấn Yên và xã Bảo Hưng đã phối hợp tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng chè với nhiều hình thức động viên như hỗ trợ 100% giống chè, phân bón NPK, tổ chức tập huấn kỹ thuật chăm sóc chè cho bà con. Nhờ vậy đã có rất nhiều hộ đã hưởng ứng trồng thử nghiệm. Tuy nhiên sau 3 năm chăm sóc, nhiều bà con đã đốn chặt bỏ đồi chè của mình, gây giảm mạnh diện tích chè tại xã và hao tốn ngân sách địa phương. Nguyên nhân chính là sau 3 năm chăm sóc, khi so sánh chè với giống chè tại địa phương khác, người dân đánh giá chè ở đây lên rất chậm, búp nhỏ, năng suất không cao nên bà con đã chặt bỏ và không tin tưởng vào giống chè được trồng tại nơi đây. Do đặc tính về giống của chè ở đây là thân cây bụi nên tốc độ sinh trưởng sẽ không bằng cây thân gỗ như chè Tuyết Shan ở địa phương khác, thời gian đầu chè sẽ thấp nhỏ cho ra ít búp hơn chè Tuyết Shan, nhưng đến thời kì sản xuất kinh doanh giống chè nơi đây lại nhanh đẻ nhánh, tán xum xuê, cho nhiều búp và năng suất cao hơn, giá thành cao hơn. Chính vì vậy, rất nhiều bà con đã hối hận về quyết định phá bỏ đồi chè.

Những năm gần đây số hộ trồng chè cũng như diện tích chè tại xã tăng lên đáng kể, góp phần mạnh mẽ vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng thêm thu nhập cho người dân. Năm 2017 có tất cả 67 hộ trồng, đến năm 2018 có 85 hộ, tăng 18 hộ. Đến năm 2019 có tất cả 98 hộ trồng chè, tăng hơn 15% so với năm 2018. Trong phát triển kinh tế nhất là trong nông nghiệp trên địa bàn huyện đã nhận được sự đầu tư bằng nhiều nguồn vốn từ các cơ quan như Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Trấn Yên, từ các chương trình, dự án. Nhìn chung bước đầu đã mang lại hiệu quả tốt. Song về quy

thì tiềm năng thì nhiều nhưng chưa đạt được hiệu quả tối đa cả về sản lượng và chất lượng chè, lượng sản phẩm chè tạo ra chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu

Hình thức tổ chức sản xuất chè tại xã hầu hết là hình thức hộ gia đình, trong đó có 4 vừa sản xuất vừa chế biến chè. Tại xã không có trang trại sản xuất chè và chỉ có 1 doanh nghiệp chế biến sản xuất chè duy nhất. Đó là Công ty cổ phần chè Linh Dương. Tuy nhiên, đến năm 2019 doanh nghiệp này đã tuyên bố phá sản do kinh doanh không hiệu quả.

Bảng 4.1: Hình thức tổ chức sản xuất chè qua 3 năm

Hình thức tổ chức sản xuất

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Hộ gia đình Tổng 67 98,53 85 98,84 98 100 Hộ trồng chè 63 92,65 81 94,19 94 95,92 Hộ chế biến 4 5,88 4 4,65 4 4,08 Trang trại 0 0 0 0 0 0 Doanh nghiệp 1 1,47 1 1,16 0 0 Tổng 68 100 86 100 98 100

(Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra, 2020) 4.1.1.1. Diện tích và cơ cấu diện tích trồng chè tại xã Bảo Hưng

Đến nay, tính đến thời điểm 2/1/2020, xã Bảo Hưng có tất cả 102 hộ trồng chè trong 122 hộ trồng chè tại xã chiếm 64,75%, với tổng diện tích trồng chè là 90,2 ha,

Năm 2019 toàn xã có 98 hộ trồng chè với diện tích trồng chè là 87,5 ha,. Trong đó diện tích sản xuất kinh doanh là 67,8 ha. Diện tích trồng chè đều tăng lên qua các năm. Trung mình mỗi hộ có diện tích đất trồng chè khoảng 0,72 ha

Năm 2017 toàn xã có 40,5 ha chè, trong đó diện tích sản xuất kinh doanh là 36,82 ha. Năm 2018 có 60,9 ha tăng 20,4 ha so với năm 2017. Năm 2018 diện tích trồng chè tăng cao như trên là do nhận thấy hiệu quả mà trồng chè mang lại, mặt khác do các chính sách khuyến trích trong trồng trọt của Đảng và Nhà nước nên rất nhiều thôn trong xã đều chuyển đổi hướng trồng trọt chăn nuôi sang trồng chè trên diện rộng. Hầu

hết diện tích đất mà trước đây người dân canh tác cây ngô kém hiệu quả hay đất đồi bỏ hoang đều được chuyển sang trồng chè. Năm 2018 diện tích chè sản xuất kinh doanh của toàn xã là 52,45 ha.

Qua điều tra cho thấy, diện tích chè của toàn xã được tập trung chủ yếu ở 3 thôn là Đồng Quýt , thôn Chiến Khu và thôn Bảo Long. Trong đó thôn Chiến khu là thôn có diện tích trồng chè lớn nhất trong xã, có 32,5 ha chiếm 37,14% trong cơ cấu tổng diện tích chè của toàn xã. Thôn Đồng Quýt có 22,15 ha chiếm 25,31% tổng diện tích của toàn xã. Thôn Bảo Long có 20,37 ha chiếm 23,28% tổng diện tích trồng chè. Trong đó diện tích chè trong thời kỳ SXKD của thôn Chiến Khu là 27,82 ha , Bảo Long là 16,32 ha và thôn Đồng Quýt là 18,15 ha.

Tính tới thời điểm này, các thôn khác còn lại trong xã có tổng diện tích sản xuất chè là 12,48 ha, chiếm 14,27% trong cơ cấu diện tích của cả xã. Diện tích chè trong thời kỳ SXKD của các thôn này là 5,19 ha.

Ta cũng nhận thấy cây chè đã trở thành cây trồng chính của bà con và ngày càng được quan tâm, phát triển. Rất nhiều hộ gia đình đã chuyển từ trồng ngô sang trồng chè nhằm mang lại thu nhập cao hơn cho hộ.

Diện tích và cơ cấu diện tích trồng chè ở xã Bảo Hưng được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2 Cơ cấu, diện tích chè của xã Bảo Hưng qua 3 năm

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Chỉ tiêu DT (ha) CC (%) DT SXKD (ha) DT (ha) CC (%) DT SXKD (ha) DT (ha) CC (%) DT (SXKD) (ha) Toàn xã 40,50 100 36,82 60,90 100 52,45 87,50 100 67,48 Bảo Long 10,20 22,2 7,31 15,43 25,34 12,74 20,37 23,28 16,32 Chiến khu 20,50 60,00 16,55 24,94 40,94 23,38 32,50 37,14 27,82 Đồng Quýt 4,70 5,60 3,12 9,38 15,40 7,2 22,15 25,31 18,15

4.1.1.2 Năng suất, sản lượng chè qua 3 năm trên địa bàn xã

Theo bảng số liệu 4.2 ta nhận thấy: Năng suất, sản lượng chè của toàn xã liên tục tăng qua các năm.

Năm 2017 năng suất của toàn xã đạt 8 993,2 kg/ha, sản lượng là 331 129 kg. Trong đó thôn Chiến Khu đạt sản lượng là 149 011,24 kg cao nhất trong toàn xã. Năm 2018 năng suất và sản lượng của các thôn đều tăng, năng suất của toàn xã là 9 152,4 kg/ha, sản lượng đạt 480 043,38 kg. Năm 2018 mức sản lượng tăng cao như vậy là do năng suất trên 1 ha tăng, mặt khác diện tích chè trong thời kỳ sản xuất kinh doanh cũng tăng theo.

Năm 2019 mức sản lượng của cả xã đạt 632 894, 92 kg. Trong đó thôn Chiến Khu có mức sản lượng cao nhất trong 3 thôn đạt 262 189,59 kg, thấp nhất là thôn Bảo Long đạt sản lượng 152 229,70 kg. Sản lượng của xã bình quân tăng 38,25%/ năm.

Bảng 4.3 Năng suất, sản lượng chè của xã từ năm 2017 - 2019

Năm 2017 2018 2019 Chỉ tiêu NS (kg/ha) SL (kg) NS (kg/ha) SL (kg) NS (kg/ha) SL (kg) Toàn xã 8993,2 331129,62 9152,4 480043,38 9379,0 632894,92 Bảo Long 8990,5 65720,56 9108,6 116043,56 9327,8 152229,70 Chiến Khu 9003,7 149011,24 9242,8 216096,66 9424,5 262189,59 Đồng Quýt 8980,5 28019,16 9115,8 65633,76 9336,7 169461,11 Khác 8875,3 87332,95 8913,2 81377,52 9110,5 47283,50

(Nguồn: UBND xã Bảo Hưng, 2020) 4.1.1.3. Tình hình tiêu thụ chè

a)Tình hình thiêu thụ chè

Năm 2019, trung bình sản lượng chè của toàn xã đạt khoảng 632.895 kg. 100% các hộ sau khi thu hái chè đều bán lại cho các hộ có máy sao chè trong xã với mức giá 35.000 đồng/kg. Các hộ sao chè trong xã sử dụng máy tôn sao quay lăn kết hợp với máy vò có gắn mô tơ điện để tiến hành sao chè với hiệu suất 5kg chè búp tươi được 1kg chè đen. Do đó sản lượng chè đen của xã đạt 126.579 kg với mức giá bán trung bình là 350.000 đồng/kg chè đen.

Sản lượng chè búp tươi 2019 632.895 kg Xao SL chè đen 126.579kg Người Bán Lẻ 49,5% Người Tiêu Dùng (NTD) 35,5% Người Bán Buôn 39% 10,5% 54% 15% Người Sản xuất (NSX)

Ta thấy sản lượng chè búp tươi bình quân/1 ha khoảng 9379kg/1 ha, như vậy sản lượng chè đen trên 1 ha chè thời kỳ SXKD vào khoảng 1875,8 kg. Sản lượng chè của toàn xã trong năm 2019 là 632894,92kg, vậy sau khi chế biến thành chè đen sẽ được khoảng 126 579 kg chè đen

b) Tình hình tiêu thụ chè chế biến trên phạm vi toàn xã

Hiện các sản phẩm chế biến từ chè trên địa bàn xã Bảo Hưng được tiêu thụ chủ yếu thông qua 2 loại kênh là trực tiếp và gián tiếp.

Kênh tiêu thụ trực tiếp: Các hộ dân sản xuất chè trên địa bàn xã bán trực tiếp cho người tiêu dùng là người trong hoặc ngoài xã. Giá bán lẻ cao và không phải chịu các khoản phí trung gian. Mức giá bán của kênh tiêu thụ trực tiếp này dao động trong khoảng 350.000 – 400.000 đồng/kg. Người sản xuất chỉ phải bỏ ra chi phí bảo quản, đóng gói sản phẩm, không phải chịu chi phí vận chuyển. Hình thức này tiêu thụ được từng lượng sản phẩm rất đơn lẻ nên dễ bị hao do cân lẻ, chè sao dễ bị gẫy vụn, để lâu nếu không bảo quản tốt sẽ dễ bị mất hương, ảnh hưởng xấu đến chất lượng chè,

Kênh tiêu thụ gián tiếp:

Một là, các hộ dân sản xuất chè bán sản phẩm cho người bán buôn, người bán buôn sẽ bán cho người bán lẻ và một phần bán cho người tiêu dùng, sau đó người bán lẻ bán sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Hình thức này có ưu điểm là ổn định, lâu dài, lượng tiêu thụ sản phẩm lớn. Vì thế người sản xuất không mất chi phí vận chuyển, bảo quản sản phẩm, không sợ có sản phẩm tồn dẫn đến hư hỏng. Tuy nhiên người sản xuất sẽ phụ thuộc vào người bán buôn dẫn đến tình trạng bị ép giá, sản phẩm bán ra giá thấp hơn nhiều so với thị trường. Mức giá bán của kênh tiêu thụ gián tiếp theo phương thức này thường dao động trong khoảng 280.000 - 300.000 đồng/kg

Hai là, các hộ dân sản xuất chè bán sản phẩm cho người bán lẻ, sau đó người bán lẻ sẽ bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Ưu điểm của hình thức này là giá cả sát với thị trường, người sản xuất được lợi hơn, tiết kiệm được chi phí vận chuyển. Tuy nhiên khối lượng tiêu thụ sản phẩm được ít hơn, hình thức này chỉ áp dụng với các hộ trồng chè có quy mô nhỏ, còn với vườn trồng chè có quy mô lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản của người sản xuất. Đầu ra này cũng không mang tính lâu dài và ổn định. Mức giá bán của kênh tiêu thụ gián tiếp theo phương thức này thường dao động trong khoảng 300.000 – 350.000 đồng/kg

4.1.1.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ chè.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là tại Tỉnh Yên Bái, Lào cai và huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Bên cạnh đó một phần sản phẩm chè cũng được mang bán ở một số tỉnh thành khác như: Hà Nội, Lai Châu. Nhóm sản phẩm này được vận chuyển bởi các thương lái, nhà bán buôn, họ thu mua chè đên từ các hộ sao chè trong xã với giá rẻ sau đó mang đi tiêu thụ ở các nơi.

Đồ thị 4.1. Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm chế biến từ chè năm 2020

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Qua đồ thị ta thấy sản lượng chè để bán ra thị trường chiếm 80% tổng sản lượng chè. Sản lượng chè để tiêu dùng và hao hụt lần lượt chiếm 6% và 14% trong tổng sản lượng chè sản xuất ra của xã. Nhận thấy sản lượng chè yếu để bán, các hộ để dung rất ít. Chè trong quá trình thu hái và vận chuyển cũng bị hư hại, dập nát, héo do bay hơi, vụn gẫy trong quá trình sao chè. Lượng hao hụt đó chiếm khoảng 14% trong tổng sản lượng chè.

4.1.1.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng của xã cho phát triển sản xuất chè

Trong những năm qua, Đảng và chính quyền xã luôn quan tâm chú trọng đến mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương và đã từng bước đạt được những kết quả đáng khích lệ. Được sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, chính quyền xã Bảo Hưng đã đứng ra xây dựng bê tông hóa 6 tuyến đường giao thông nông thôn đi vào các xã khác. Các tuyến đường này được xây dụng nhằm phục vụ nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa trong quá trình phát triển sản xuất của các hộ.

Hệ thống điện, viễn thông - thông tin liên lạc được xã chú trọng đầu tư. Trong năm vừa qua xã cho xây dựng một bưu điện văn hóa xã nằm ở trung tâm của xã, có diện tích xây dựng là 200 m2. Toàn xã có 42 máy kết nối internet, chủ yếu tập trung ở trung tâm xã và một vài thôn khác. Đài phát thanh của xã có trụ sở phòng phát thanh và phòng thiết bị đặt trong khu trụ sở xã, đáp ứng được nhu cầu truyền tải thông tin về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước tới đông đảo bà con nhân dân trong xã. Hàng ngày từ lúc 17h đến 18h30, bên cạnh việc phát các chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, đài phát thanh của xã cũng sẽ phát các bản tin về kỹ thuật canh tác, kiến thức khuyến nông và thông tin thị trường của các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn.

Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn xã sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất chè, bà con nhân dân dễ dàng vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm và nắm bắt kịp thời các thông tin về thị trường và giá cả.

4.1.1.6Chương trình tập huấn khuyến nông của toàn xã.

Năm 2019 có tất cả 675/842 hộ, chiếm 80,17% tổng số hộ trên xã là hộ nông nghiệp. Cùng với việc canh tác lúa, trồng ngô, nuôi lợn thì diện tích trồng chè của các hộ nông dân cũng chiếm tỷ trọng rất lớn trên địa bàn xã. Nắm bắt được vai trò quan trọng của công tác khuyến nông, chính quyền xã rất chú trọng mở các lớp tập huấn, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến tiến bộ kỹ thuật cho đông đảo bà con nhân dân cả xã.

Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, khuyến nông xã Bảo Hưng đã phối hợp với nhiều đơn vị khác (HTX, Trung tâm khuyến nông huyện) tiến hành chuyển giao kỹ thuật sản xuất chè cho bà con, phát huy được vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn.

4.1.1.7Chính sách, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất chè địa bàn xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Để góp phần phát triển sản xuất cây công nghiệp nói chung và phát triển sản xuất chè nói riêng trên địa bàn xã Bảo Hưng. Tỉnh Yên Bái đã phối hợp với UBND huyện Trấn Yên, xã Bảo Hưng tiến hành thực hiện dự án “Trồng mới, chăm sóc bảo vệ chè năm 2016”, “Phát triển vùng chè nguyên liệu xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên giai đoạn 2005 – 2012”.

Căn cứ thực hiện:

- Căn cứ đề án phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp hàng hóa tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005 – 2012.

Mục tiêu của dự án:

“Đến 2019 xây dựng vùng chè thâm canh, chất lượng cao, tập trung tại cụm xã Bảo Hưng với diện tích đông đặc từ 90% trở lên đạt trên 150 ha. Sử dụng triệt để lao động nhàn rỗi, từng bước ổn định cuộc sống cho nhân dân trồng chè, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến chè chất lượng cao”.

Thực hiện trồng mới 21 ha chè đặc sản trên địa bàn xã Bảo Hưng trong năm 2016. Giải pháp thực hiện:

Điều tra đánh giá thực tế tình hình sản xuất chè trên địa bàn xã của các hộ nông dân xã Bảo Hưng. Chuẩn bị giống chè đảm bảo chất lượng, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăm sóc chè cho bà con.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)