Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 84 - 87)

4.2 .Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã

4.2.2. Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế-xã hội

* Tác động của thị trường tới phát triển sản xuất chè

Tiêu thụ sản phẩm chính là khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Mục đích cuối cùng của hộ trong quá trình này chính là tối đa hóa lợi nhuận. Để làm tốt điều này, các hộ chế biến sản xuất chè cần lựa chọn kênh phân phối hợp lý, có hiệu quả nhằm mục đích đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng. Nếu làm tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm sẽ làm tăng sản lượng hàng hóa được bán ra, hạn chế tình trạng tồn kho, gẫy vụn, mất hương chè từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, kéo theo tốc độ thu hồi vốn nhanh và kích thích sự phát triển của sản xuất.

Hiện chè hình thức tiêu thụ sản phẩm chè ở xã Bảo Hưng chủ yếu là tự phát, chưa có sự liên kết rằng buộc chặt chẽ, chủ yếu là các chủ mua buôn trong xã, tỉnh đến mua tại nhà. Người bán lẻ thường là người dân bản địa đến mua chè tại các hộ sao chè sau đó đem bán lẻ tại nhà mình. Phương thức phân phối này có đặc điểm là thanh toán ngay và nhanh, tốc độ chu chuyển tiền vốn nhanh, tuy nhiên nhóm này thường mua với khối lượng nhỏ nên thường xảy ra hiện tượng hao hụt gẫy vụn trong quá trình cân đong, mất hương nếu bảo quản không tốt.

Các hộ sản xuất chè trên địa bàn xã Bảo Hưng thường bán cho người bán buôn. Người bán buôn sẽ mua với số lượng lớn vì thế lượng tiêu thụ được nhiều hơn nhưng giá người sản xuất nhận lại được thấp hơn. Việc mua bán không có hợp đồng ký kết, chủ yếu là thỏa thuận bằng miệng, khi gặp rủi ro người bán buôn không tiêu thụ được họ sẽ không mua nữa do đó người sản xuất hoàn toàn chịu ảnh hưởng.

Thị trường tiêu thụ

Nội tỉnh 56%

Trung Quốc 32%

Sơ đồ 4.2: Thị trường tiêu thụ sản phẩm chè đã chế biến tại xã Bảo Hưng

* Ảnh hưởng của yếu tố giá

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cung – cầu. Giữa người bán và người mua có sự thỏa thuận với nhau để đi đến mức giá cuối cùng. Giá cả có vai trò quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hay bán của cả người bán và người mua, mức giá cũng quyết định đến lợi nhuận của người sản xuất.

Trong những năm gần đây, giá các yếu tố đầu vào như các loại phân bón tại xã có sự tăng nhẹ, cụ thể: qua 3 năm, giá phân NPK và phân hữu cơ tăng 10.000đ/tạ; phân lân và đạm tăng 40.000đ/tạ, và phân ka li tăng 20.000đ/tạ. Tại xã, trong trồng chè thì bà con chủ yếu bón phân hữu cơ và phân NPK là chính, lượng phân NPK và phân hữu cơ bón cho chè chiếm khoảng 70%.

Bảng 4.17: Giá bán phân bón tại xã Bảo Hưng qua 3 năm

Loại phân ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Phân NPK 1000đ/tạ 410 410 420 Phân lân 1000đ/tạ 360 380 400 Phân đạm 1000đ/tạ 780 810 820 Phân kali 1000đ/ tạ 730 730 750 Phân hữu cơ 1000đ/ tạ 410 410 420

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

Tương ứng với sự tăng nhẹ về giá của các yếu tố đầu vào thì giá của sản phẩm chè cũng có xu hướng tăng. Sau 3 năm, giá chè loại búp tươi tăng 7.000đ/kg, lại chè sao tăng từ 50.000-70.000đ/kg.

Có thể thấy mức tăng của sản phẩm chè khá tương ứng với mức tăng giá của các yếu tố đầu vào và mức tăng này vẫn thích hợp, không vượt quá khả năng chi tiêu của người tiêu dùng. Do đó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến cầu của sản phẩm chè.

Bảng 4.18: Giá bán chè qua 3 năm tại xã Bảo Hưng

Loại chè ĐVT Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chè búp tươi 1000đ/kg 28 30 35 Chè sao 1000đ/kg 280-300 300 350

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

* Nguồn vốn

Vốn là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân. Hiện chè các hộ trồng chè trên địa bàn xã Bảo Hưng chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình để phục vụ cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên một số hộ có ý kiến cho rằng họ muốn mở rộng sản xuất, đầu tư them máy móc thiết bị nhưng bị thiếu vốn.

* Năng lực, tổ chức quản lý sản xuất của hộ

Theo số liệu điều tra trong bảng dưới đây ta nhận thấy trình độ năng lực của các chủ vườn còn chưa cao. Chỉ có 28 hộ trên tổng số 60 hộ được đi đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất (chiếm 46,7%), số còn lại thì dựa vào kinh nghiệm trồng chè của bản thân hoặc đi học hỏi từ các hộ khác, do đó có sự chênh lệch về số lượng tham gia và không tham

gia tập huấn. Điều đó gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát chất lượng sản phẩm của hộ. Các hộ nông dân không tham gia tập huấn có thể có các lý do sau: Họ chưa nhận được thông tin về buổi tập huấn hoặc họ nhận được thông tin nhưng không muốn tham gia vì họ cho rằng kinh nghiệm sản xuất từ trước tới chè của họ cũng giống với nội dung tập huấn trước đó và tham gia tập huấn rất mất thời gian mà không có tác dụng.

Về nội dung của buổi tập huấn, có 26 hộ chiếm tỷ lệ 92,9% tham gia tập huấn cho rằng buổi tập huấn là cần thiết, giúp họ nâng cao cả về kỹ thuật sản xuất và thu hái, chế biến, bảo quản. Có 100% các hộ tham gia tập huấn cho rằng nội dung của buổi tập huấn là hoàn toàn phù hợp.

Bảng 4.19: Kết quả và công tác hiệu quả của chương trình tập huấn cho hộ sản xuất trên địa bàn xã Bảo Hưng

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng 1.Số hộ tham gia chương trình tập huấn kỹ thuật sản xuất

chè Hộ 28

2.Số hộ không tham gia chương trình tập huấn kỹ thuật sản

xuất cây chè Hộ 32 3.Đánh giá của người dân về tính cần

thiết của chương trình tập huấn

Cần thiêt Ý kiến 26 Bình thường Ý kiến 2 4.Đánh giá của người dân về tính nội

dung của chương trình tập huấn

Phù hợp Ý kiến 28 Chưa phù hợp Ý kiến 0

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2020)

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)