a) Sản xuất chè tại Trung Quốc
Trà là một thức uống không thể thiếu ở Trung Quốc, và quốc gia này được coi là nhà sản xuất chè lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc đã thống trị thị trường xuất khẩu chè của thế giới cho đến những năm 1880 và hiện chè đang xếp hạng thứ 3 thế giới. Tuy nhiên phần lớn các loại chè được trồng và tiêu thụ ngay trong nội địa Trung Quốc và chỉ có một phần nhỏ được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Trung Quốc hiện đóng góp 35% tổng lượng chè tiêu thụ trên toàn thế giới.
Là nước phát triển và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới, chè trở thành thứ nước uống giải khát phổ thông trong mọi tầng lớp nhân dân và được coi là 1 trong 7 thành phần quan trọng của đời sống người dân Trung Hoa
Trung Quốc là nước có điều kiện tự nhiên rất phù hợp để sản xuất chè. Tận dụng lợi thế này, Trung Quốc đã xây dựng các vùng chè nguyên liệu, đa dạng hóa các giống chè có năng suất và chất lượng cao. Xây dựng các trung tâm nghiên cứu ở các tỉnh, xuất bản các tạp chí – sách tham khảo và phổ biến tài liệu khoa học kỹ thuật trồng và chế biến chè. Đặc biệt, Trung Quốc rất chú trọng phát triển văn hóa trà, xây dựng các bảo tàng văn hóa, biên soạn các tác phẩm về trà, tổ chức các lễ hội văn hóa trà, trà sử, trà pháp… Diều này đã thu hút khách du lịch và nâng cao được vị thế chè Trung Quốc trên thị trường quốc tế
Tuy nhiên, vào những năm của thập kỷ 90, Trung Quốc đã phải trả giá đắt cho sản phẩm chè thiếu an toàn do sử dụng quá lớn thuốc trừ sâu, phân hoá học và không quan tâm đến ngăn ngừa ô nhiễm của vùng sản xuất. Những năm gần đây, Trung Quốc đang chuyển mạnh sang sản xuất chè an toàn, chè hữu cơ. Sau năm 2000, diện tích trồng chè để sản xuất chè hữu cơ đạt 6.700 ha, chủ yếu ở Triết Giang, Giang Tây, An Huy, Hồ Bắc... Tổng sản lượng chè hữu cơ đạt khoảng 4.000 tấn, tổng trị giá sản xuất đạt khoảng 150 triệu Tệ. Trong đó, khoảng 3000 – 3500 tấn chè xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Mĩ, và châu Âu, nội tiêu khoảng 500 tấn Nhằm khuyến khích sản suất, xuất khẩu chè, Trung Quốc đã ban hành pháp lệnh về tiêu chuẩn chè đảm bảo VSATTP và
đảm bảo VSATTP là hướng ưu tiên lớn của ngành chè Trung Quốc. Để xây dựng vùng chè an toàn, chè hữu cơ, các tiêu chuẩn VSATTP được Trung Quốc rất coi trọng, bắt đầu từ nước, không khí, hàm lượng kim loại nặng trong đất, trong chè, và dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm chè. Nhiều xí nghiệp và sản phẩm chè đã áp dụng quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn HACCP (điển hình là chế biến chè Phổ Nhĩ của tỉnh Vân Nam). Đây là những vấn đề đặc biệt quan trọng trong canh tác chè nhằm tăng sức cạnh tranh của chè trong nội tiêu và xuất khẩu.
Tỉnh, huyện, thị xã đều có những chính sách hỗ trợ tương ứng bằng nhiều cách khác nhau. Trọng điểm của tỉnh là hỗ trợ huyện về ô mẫu trình diễn và các cơ sở trình diễn chè an toàn cấp Tỉnh; còn các huyện, thị xã thì trọng điểm hỗ trợ về vốn, thuế, thị trường,… cho các xí nghiệp sản xuất chè an toàn. Kiểm tra chất lượng vệ sinh cũng rất được coi trọng và đảm bảo thực hiện ngay từ các tuyến huyện, thị. Cuối cùng, theo đà phát triển của sản xuất, các hoạt động tuyên truyền trên thị trường chè an toàn cũng đã tăng dần lên. Một loạt các nhãn hàng chè an toàn nổi tiếng đã ra đời như An Các Bạch Trà, Thiên ðảo Ngọc Diệp, Thiên đảo Ngân Chân, Khai Hoá Long Tỉnh, Vũ Nghĩa Cánh Hương… ( C. Textor, 2020)
b) Sản xuất chè an toàn tại SriLanka
Srilanka bắt đầu trồng chè vào khoảng năm 1837 – 1840 nhưng thực sự phát triển mạnh từ năm 1867 – 1873. Chè ở SriLanka tập trung ở các tỉnh miền Trung, miền Tây và Tây Bắc. Đến nay, ngành chè của SriLanka là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế nước này. Nó không chỉ đóng góp lớn vào doanh thu của Chính phủ và GDP mà còn là khu vực thu hút nhiều lao động trực tiếp và gián tiếp. Chè Ceylon của SriLanka đã nổi tiếng thế giới từ hơn một thế kỷ về chất lượng và hương vị, ảnh hưởng của điền kiện khí hậu đã tạo nên một sự đa dạng về sản phẩm chè với nhiều hương vị khác nhau và đều có chất lượng cao.
Để thúc đẩy sự phát triển của ngành chè, cũng giống như Ấn Độ, Ủy ban Chè của SriLanka cũng được thành lập từ năm 1976, trực thuộc Bộ Nông nghiệp. Đây là cơ quan cao nhất chịu trách nhiệm thúc đẩy và phát triển ngành chè của
SriLanka. Nhiệm vụ chiến lược của Ủy ban Chè là “làm cho Chè Ceylon trở thành người dẫn đầu trong ngành công nghiệp đồ uống quốc tế”.
Biểu tượng Chè Ceylon hình con sư tử không chỉ đại diện cho xuất xứ chè mà còn đại diện cho chất lượng của chè Ceylon. Biểu tượng chè Ceylon đã được đăng ký ở nhiều quốc gia trên thế giới và Ủy ban Chè SriLanka là chủ sở hữu hợp pháp của biểu tượng này.
Thu hút khách du lịch từ ngành chè. Đây là một dự án chung của Ủy ban Chè và Hiệp hội những nhà trồng chè SriLanka. Một bảo tang về chè đã được xây dựng ở Hantane, Kandy. Bảo tang được xây dựng năm 1925 tại Nhà máy Chè Hantane đã bỏ trống hơn 1 thập kỷ. Mục tiêu của bảo tàng không chỉ là thu hút khách du lịch đến tham quan mà còn là một cách hữu hiệu để tuyên truyền, phổ biến những thông tin, những lợi ích của chè. Đây cũng là biện pháp để xúc tiến tiêu thụ chè ở SriLanka. ( Đỗ Hà Văn, 2014)