Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 36 - 38)

Kinh nghiệm của Trung Quốc, SriLanka là 2 quốc gia sản xuất và xuất khẩu chè lớn hàng đầu trên thế giới đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho ngành chè Việt Nam. Đó là:

(1)Đẩy mạnh hỗ trợ nghiên cứu khoa học. Hiện chè trong số các doanh nghiệp trong ngành chè thì Tổng công ty Chè Việt Nam là có Trung tâm nghiên cứu về cây chè. Tuy nhiên, Trung tâm này cũng chỉ chủ yếu phục vụ cho các doanh nghiệp trong Tổng công ty. Điều này là một nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về năng lực cạnh tranh của mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là giống chè. Trong đó kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới cho thấy, các nước đều có những Trung tâm nghiên cứu khoa học không chỉ giới hạn trong việc tạo ra những giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt mà còn cần được mở rộng sang công nghệ chế biến, đóng gói để tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao như chè uống liền, chè có hương vị.

(2)Thành lập cơ quan quản lý chất lượng. Chè là một sản phẩm đồ uống nên sẽ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng và kiểm dịch khi xuất khẩu sang các nước. Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta chưa có một cơ quan ở tầm quốc gia chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm chè mà chủ yếu hoạt động quản lý chất lượng được thực hiện ở các doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam cũng bắt đầu chú ý đến hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO hay VietGAPs… nhưng để có thể áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng này vào các doanh nghiệp trong ngành cần phải có sự đầu tư cả về công sức và tiền bạc mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được. Chính vì thế, một cơ quan quản lí chất lượng của ngành sẽ là giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè với quy mô vừa và nhỏ của Việt Nam. Cơ quan này sẽ tập trung vào việc áp dụng các

hệ thống quản lý chất lượng trong ngành chè thông qua việc hỗ trợ về tài chính, về đào tạo cho các doanh nghiệp trong ngành.

(3) Phát triển thương hiệu và bảo vệ thương hiệu chè Việt Nam. Một số doanh nghiệp chè Việt Nam hiện đã bước đầu có những hướng đi nhằm xây dựng và phát triển nhãn hiệu chè. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chè phụ thuộc vào điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng. Chính vì thế nên việc xây dựng một thương hiệu chung cho tất cả các sản phẩm chè xuất xứ từ Việt Nam giống như chè Ceylon của SriLanka hay Darjeeling của Ấn Độ là cần thiết. Thương hiệu chè quốc gia không chỉ là một bằng chứng cho chất lượng của sản phẩm mà còn là một cách để quảng bá sản phẩm chè Việt Nam. Các doanh nghiệp chè sẽ sử dụng thương hiệu chè này song song với nhãn hiệu riêng của bản thân doanh nghiệp

Bên cạnh đó, vấn đề cũng cần được chú ý đến là phát triển và bảo hộ thương hiệu đó. Để làm được những việc này cần có một tổ chức đứng ra làm chủ sở hữu và đăng ký bảo hộ thương hiệu ở các nước trên thế giới.

(4) Phát triển du lịch sinh thái từ các khu vực trồng và sản xuất chè. Kinh nghiệm của SriLanka trong việc xây dựng bảo tàng chè rất đáng để chúng ta học tập. Lợi thế của chúng ta là có những cảnh quan của những vùng trồng chè đã được biết đến như “rừng cọ, đồi chè”. Nếu chúng ta có thể kết hợp cảnh quan này với những điểm du lịch, những trung tâm giới thiệu văn hóa chè thì sẽ không chỉ góp phần đẩy mạnh tiêu thụ chè mà còn là một hình thức đa dạng hóa các nguồn thu ngoại tệ.

PHẦN III

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)