4.1.2.6 .Chi phí đầu tư cho sản xuất chè của các hộ điều tra
4.1.3.2. Hiệu quả xã hội
Với đặc tính thu hái theo vụ, trung bình cứ 2 tháng cho thu hái chè khoảng 5 lần cùng với trình độ kỹ thuật còn thô sơ nên việc thu hái chè tại xã chủ yếu sử dụng tay để thu hái, do đó cần rất nhiều lao động trong thời gian thu hái búp chè. Trong những năm qua, cùng với việc diện tích trồng chè ngày càng được mở rộng đã thu hút một lượng lớn lao động tại xã và các xã khác đến lao động tại xã Bảo Hưng. Trung bình cứ 1ha chè trong thời kì sản xuất kinh doanh cần khoảng 25 lao động để thu hái chè. Như vậy trong năm 2019, lượng lao động cần cho việc thu hái chè của xã vào khoảng 1687 lao động. Sau khi trừ đi số lao động gia đình thì số lao động thuê ngoài để phục vụ cho thời điểm thu hái vào khoảng 1600 lao động.
Có thể thấy việc mở rộng diện tích chè tại xã không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ sản xuất chè trong xã mà còn tạo được khối lượng lớn công việc cho các lao động trong thời điểm nông nhàn trong và ngoài xã, giúp cho họ có thêm thu nhập để cải thiện chất lượng đời sống của gia đình, giảm số hộ nghèo trong xã và các xã lân cận.
Theo như kết quả tổng hợp từ báo cáo tổng kết các năm tại xã Bảo Hưng, có thể thấy số hộ nghèo và cận nghèo trong xã giảm rất nhanh. Qua 3 năm số hộ nghèo trong xã còn 74 hộ nghèo, giảm 82 hộ tương đương với giảm 52,56%. Số hộ cận nghèo giảm còn 26 hộ cận nghèo, giảm 38 hộ tương đương với giảm 59,38%. Kết quả xóa đói giảm nghèo của xã nhanh và tích cực như vậy có thể thấy một phần là do việc sản xuất chè đóng góp vào.
Bảng 4.15: Tình hình xóa đói giảm nghèo của xã trong 3 năm
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ 842 100 844 100 845 100 Số hộ nghèo 290 34,36 196 23,14 131 15,45 Số hộ cận nghèo 119 14,10 108 12,88 46 5,43