Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 83 - 84)

4.2 .Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè trên địa bàn xã

4.2.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên

* Tác động tích cực

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất chè nói riêng đều chịu ảnh hưởng không nhỏ của môi trường tự nhiên. Bởi lẽ, đối tượng sản xuất của nông nghiệp là sinh vật đó là cây trồng và vật nuôi, sự sinh trưởng và phát triển của nó tuân theo quy luật sinh học. Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố chính như đất đai, khí hậu, nguồn nước…

Nhìn chung các yếu tố về điều kiện tự nhiên của xã Bảo Hưng rất thuận lợi cho sự sinh trưởng, phát triển của cây chè

Theo kết quả điều tra các hộ trồng chè tại xã, thời gian thu hái chè kéo dài trong 8 tháng, từ tháng 3 đến hết tháng 10. Trong đó 3 tháng 7, 8, 9 là 3 tháng cho sản lượng chè lớn nhất, mỗi tháng cho trên 15% tổng sản lượng chè cả năm. Trong 4 tháng từ tháng 11 đến hết tháng 2 năm sau, sản lượng chè búp là rất ít, chủ yếu là do khí hậu quá

Chính vì vậy hầu hết các hộ trồng chè đều tận dụng khoảng thời gian này để tiến hành đốn để định hình đồi chè, thời gian đốn chè thường vào cuối tháng 10 đến giữa tháng 11. Do đó trong khoảng thời gian này thường khan hiếm chè.

Bảng 4.16: Quan hệ giữa lượng mưa và sự phân bố sản lượng búp chè

Tháng 1-2 3 4 5 6 7 8 9 10 11-12 Sản lượng chè trong năm(%) 0 5,4 8,78 11,05 13,74 15,82 16,87 16,55 11,79 0 Lượng mưa tháng (mm) <100 >150

Vụ thu hoạch chủ yếu <100

(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)

*Tác động tiêu cực

Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên luôn tồn tại những kiểu khí hậu thời tiết bất thường như hạn hán, bão lũ, sương muối, mưa đá,… ảnh hưởng rất lớn tới quá trình sinh trưởng và ra búp của cây chè.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)