Ảnh hưởng của độ cao tới hàm lượng Tanin trong chè

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 25 - 26)

Độ cao so với mặt nước

biển (m) 3 75 113 130 150 260 Hàm lượng Tanin (%) 23,28 23,86 24,96 25,20 25,66 26,07

(Nguồn: Nghiên cứu của Viện nông học Hồ Chè, 1957)

Từ những kinh nghiệm trên ông cha ta đã đúc kết được tầm quan trọng của địa hình đất đai đến năng suất phẩm chất chè trong một số câu khẩu dụ như: “Vân lộ trà”, “Cao sơn xuất hảo trà”...

b) Điều kiện độ ẩm và lượng mưa:

Bên cạnh đất đai thì nguồn nước cũng là yếu tố quan trọng tác động lớn tới năng suất, chất lượng chè. Thực vật nói chung muốn hình thành nên một phần vật chất hữu cơ để cấu tạo thành cơ thể của chúng thì chúng phải cần tới 400 phần nước. Chè là loại cây ưu ẩm, là cây thu hoạch búp, lá non nên càng cần nhiều nước và vấn đề cung cấp nước cho quá trình sinh trưởng của cây chè càng quan trọng hơn.

Yêu cầu tổng lượng nước mưa bình quân trong một năm đối với cây chè khoảng 1500mm và mưa phân bố đều trong các tháng. Bình quân lượng mưa của các tháng trong thời kỳ chè sinh trưởng phải lớn hơn hoặc bằng 100mm, nếu nhỏ hơn chè sẽ sinh trưởng không tốt. Chè yêu cầu độ ẩm không khí cao. Trong suốt thời kỳ sinh trưởng độ ẩm thích hợp là khoảng 85%.

Lượng mưa và phân bố lượng mưa của một nơi có quan hệ trực tiếp tới thời gian sinh trưởng và mùa thu hoạch chè dài hay ngắn, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng cao hay thấp. Vùng chè Doođome ở Bắc Ấn Độ lượng mưa phân bố nhiều vào tháng 5 tới tháng nên sản lượng chè thu hoạch được trong năm cũng tập trung vào thời kỳ đó. Ở nước ta phân bố sản lượng chè trong năm cũng có quan hệ rõ rệt với tình hình phân bố lượng mưa trong các tháng.

Một phần của tài liệu Phát triển sản xuất chè tại xã bảo hưng, huyện trấn yên tỉnh yên bái (khóa luận tốt nghiệp) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)