a) Diện tích sản xuất chè của các hộ điều tra
Theo bảng số liệu 4.5 dưới đây cho thấy: Có 30 hộ quy mô lớn, 15 hộ quy mô trung bình và 15 hộ quy mô nhỏ, do đó ta thấy xã Bảo Hưng chủ yếu là các hộ có quy mô lớn. Điều kiện về diện tích đất sản xuất của các nhóm hộ có sự chênh lệch. Diện tích bình quân 1 hộ là 0,864 ha, diện tích bình quân ở 1 nhóm hộ quy mô lớn là 1,306 ha, quy mô trung bình là 0,743 ha và quy mô nhỏ là 0,101 ha. Diện tích BQ/hộ thấp nhất là nhóm hộ có quy mô nhỏ. Trong đó diện tích chè bình quân/hộ trong thời kì sản xuất kinh doanh là 0,702 ha, diện tích bình quân của nhóm hộ quy mô lớn trong thời kì sản xuất kinh doanh là 1,142, nhóm hộ trung bình là 0,551 ha và nhóm hộ có quy mô nhỏ là 0,075ha.
Mật độ trồng chè của các hộ dao động trong khoảng từ 14.000 – 20.000 cây/ha. Bình quân mật độ trồng chè của các hộ trong xã là 16.700 cây/ha.
Bảng 4.5 Diện tích sản xuất chè của các hộ
Nhóm hộ Diến giải ĐVT Chung Quy mô
lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ Số hộ Hộ 60 30 15 15 Diện tích chè BQ/ hộ Ha 0,864 1,306 0,743 0,101 KTCB Ha 0,162 0,164 0,192 0,026 SXKD Ha 0,702 1,142 0,551 0,075
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) b) Năng suất, sản lượng chè của các hộ điều tra
Để phát triển sản xuất các hộ đã tăng cường áp dụng các kỹ thuật, chú trọng đầu tư hơn do đó năng suất, sản lượng của các hộ đều tăng qua từng năm và được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.6 Năng suất, sản lượng chè của các hộ nông dân
Diến giải
ĐVT Chung Nhóm hộ
Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ Năng suất BQ
+ 1 gốc chè Kg 0,5675 0,56 0,57 0,58 + 1 ha Kg 9477,25 9397,09 9572,44 9739,44 Sản lượng BQ/hộ Kg 6653,03 10731,48 5274,41 730,46
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Về năng suất: Năng suất bình quân chung của mỗi hộ là 9477,25 kg/ha, giữa các nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn, trong đó là nhóm hộ có năng suất cao nhất là nhóm hộ có quy mô nhỏ với năng suất 9739,44 kg/ha. Nhóm hộ quy mô trung bình có năng suất là 9572,44 kg/ha. Nhóm hộ quy mô lớn có năng suất là 9397,09 kg/ha.
Về sản lượng: Sản lượng bình quân/hộ là 6653,03 kg, trong đó sản lượng BQ/hộ của nhóm hộ quy mô lớn là 10731,48 kg, nhóm hộ quy mô trung bình là 5274,41 kg và nhóm hộ quy mô nhỏ là 730,46 kg. Nhóm hộ quy mô nhỏ có sản lượng bình quân/ hộ
Mật độ trồng chè giữa các nhóm hộ là tương đương nhau nên không có sự khác biệt nhiều về năng suất bình quân/cây và năng suất bình quân/ha. Nhóm hộ quy mô nhỏ vì diện tích trồng chè ít nên họ có thời gian đầu tư chăm sóc vườn cây tốt hơn hai nhóm hộ còn lại, do đó năng suất BQ/ha của hộ lớn hơn hai hộ còn lại.
Qua đó ta thấy năng suất và sản lượng chè của các nhóm hộ vẫn còn rất thấp, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của địa phương. Các nhóm hộ nên mở rộng diện tích, sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả các nguồn lực sản xuất, tăng cường đầu tư thâm canh cây chè.
4.1.2.4. Tình hình sử dụng lao động, đầu tư vốn và tài sản cho sản xuất chè của các hộ nông dân
a) Tình hình phân bổ lao động trong sản xuất chè
Lao động là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng không thể thiếu trong quá trình sản xuất. Nguồn lực lao động sẽ quyết định tới năng suất, sản lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Nguồn lực lao động dồi dào, có kiến thức, có kinh nghiệm thì quá trình sản xuất sẽ mang lại hiệu quả, sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao. Ngược lại, nguồn lao động ít ỏi, thiếu lao động, lao động thiếu kiến thức, không có tay nghề thì sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất, sản phẩm tạo ra không đạt yêu cầu.
Công lao động trong sản xuất bao gồm hai loại là công lao động gia đình và công lao động thuê ngoài. Thông thường công lao động gia đình rất khó tính toán được một cách chính xác vì thời gian làm việc thường không cố định, rảnh lúc nào làm lúc ấy, mặt khác cây chè cũng cần thời gian kiến thiết sinh trưởn nên lao động trong sản xuất cây chè có rất nhiều thời gian rảnh rỗi.
Bằng việc quy định thời gian 1 công lao động là 8 tiếng/ ngày, với việc điều tra 60 hộ nông dân trồng chè ta đã có bảng kết quả sau:
Bảng 4.7: Tình hình sử dụng lao động bình quân của hộ cho phát triển sản xuất chè
(Đơn vị tính: công/ha)
Chi tiết
Nội dung
Nhóm hộ
Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ KTCB SXKD KTCB SXKD KTCB SXKD 1.Công làm đất Gia đình 106,6 0 96,4 0 103,2 0
Thuê 1 0 0,5 0 0 0 2.Công trồng cây Gia đình 22,7 0 19,9 0 22,8 0 Thuê 2,1 0 1,8 0 1 0 3.Công chăm sóc Gia đình 72,5 152,7 68,7 145,2 69,1 155,2
Thuê 0 12,3 0 9,1 0,6 9,8 4.Công thu hoạch Gia đình 0 7,8 0 34,5 0 67,2
Thuê 0 73,7 0 56,7 0 4,9 Tổng cộng
Gia đình 201,8 160,5 185,0 179,7 195,1 222,4 Thuê 3,1 86,0 2,3 65,8 1,6 14,7
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020 )
- Thời kỳ KTCB:
Ta thấy ở thời kỳ KTCB công lao động chủ yếu là sử dụng công lao động gia đình, từ việc làm đất, trồng cây và chăm sóc. Ở thời kỳ này không có công lao động dùng cho việc thu hoạch. Công lao động tính trên 1 ha/năm ở các nhóm hộ chênh lệch không đáng kể. Nhóm hộ quy mô lớn có số công lao động gia đình bình quân/ 1ha là 201,8 công, nhóm hộ trung bình là 185 công nhóm hộ quy mô nhỏ là 195,1 công, còn số công lao động thuê ngoài của 3 nhóm hộ lần lượt là 3,1 ; 2,3 và 1,6 công.
Ở thời kỳ này ta thấy công làm đất là cao nhất, sau đó đến công chăm sóc. Nhóm hộ quy mô lớn có số công làm đất bình quân/ 1ha là 106,6 công, nhóm hộ quy mô trung bình có 96,4 công và nhóm hộ quy mô nhỏ là 103,2 công.
- Thời kỳ SXKD:
Ở thời kỳ này, hộ chỉ sử dụng lao động để chăm sóc cây và thu hái chè. Công lao động để làm đất và trồng cây là không có. Công lao động tính trên 1 ha/năm ở các
hộ quy mô nhỏ là 222,4 công. Ngoài ra các hộ có thuê thêm lao động bên ngoài, số lao động thuê ngoài cho ba nhóm hộ kể trên lần lượt là 86 công; 65,8 công và 14,7 công.
- Tóm lại: Chủ yếu các hộ nông dân sử dụng lao động gia đình cho quá trình phát triển sản xuất chè. Nhóm hộ quy mô lớn đầu tư nhiều công lao động nhất và lao động thuê thêm ngoài cũng là nhiều nhất do họ có diện tích sản xuất lớn mà số lao động gia đình không đáp ứng đủ.
b)Tình hình đầu tư tài sản cho sản xuất chè của các hộ nông dân
Việc sử dụng tài sản vào sản xuất là hết sức cần thiết và không thể thiếu được. Các máy móc, tài sản này góp phần nâng cao hiệu quả khi chăm sóc cây chè, thu hái, vận chuyển búp chè ngay sau khi thu hái.
Tình hình đầu tư máy móc, tài sản của các hộ nông dân trồng chè được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 4.8: Tình hình đầu tư tài sản cho sản xuất chè của các hộ nông dân
Loại tài sản Số hộ dùng Số lượng tài sản (chiếc)
Số năm đã sử dụng Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
Máy sao chè 4 6,67 6 8 Máy bơm nước,
ống nước 23 38,33 23 2 Phương tiện vận
chuyển 60 100 60 10 Bình phun thuốc 60 100 60 3
Tài sản khác 60 100 - -
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020)
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển thì con người đã tạo ra các loại máy móc, thiết bị không những có thể thay thế sức lao động con người mà còn nâng cao hiệu quả sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Đối với sản xuất nông nghiệp thì việc phòng trừ sâu bệnh hại là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên với điều kiện thời tiết khắc nghiệt tại xã, các loại sâu bệnh hại rất khó phát triển và gây hại, cản trở đến sự sinh trưởng và phát triển của cây chè trong cả giai đoạn KTCB và SXKD, trong suốt 14 năm kể từ khi chè được trồng tại địa bàn xã vẫn
vậy sản lượng và chất lượng của chè nơi đây ít bị suy giảm do sâu bệnh. Đây cũng là một lợi thế cho thương hiệu Đặc sản chè trở thành thương hiệu chè sạch, an toàn với người tiêu dùng. Song các hộ tham gia sản xuất chè đều nằm trong nhóm các hộ nông nghiệp nên 100% các hộ trồng chè đều có bình phun thuốc trừ sâu, thuốc BVTV để phục vụ cho sản xuất cây trồng khác.
Nguồn nước là yếu tố quan trọng, không thể thiếu được cho sự sinh trưởng của cây trồng nói chung và của cây chè nói riêng. Tùy thuộc vào điều kiện đất đai của từng hộ mà có hộ trồng chè trên những mảnh đất gần chân núi, trên đồi cao do đó để có nước tưới tiêu cho chè trong quá trình KTCB thì các hộ cần phải sử dụng máy bơm nước. Theo điều tra có 23 trên tổng số 60 hộ, chiếm 38,3% sử dụng máy bơm nước. Cũng do nhiều hộ có đồi chè ở xa nhà mà quy mô lại lớn, để thuận tiện cho việc vận chuyển chè sau thu hái thì nhiều hộ đã đầu tư phương tiện vận chuyển như xe máy, xe ba gác. Theo điều tra có 60 hộ, đạt 100% các hộ có phương tiện vận chuyển.
Một khâu rất quan trọng trọng việc sản xuất chè chính là khâu chế biến, sao chè. Thời gian đầu, số hộ trồng chè sản lượng chè còn thấp nên chủ yếu các hộ tự sao chè thủ công bằng chảo gang củi lửa. Khi càng ngày cây chè càng lớn, diện tích trồng chè dần được mở rộng và được chăm sóc tốt hơn khiến cho sản lượng chè tăng nhanh, nếu vẫn chỉ sao chè bằng phương pháp truyền thống thì không thể đáp ứng hết và việc bảo quản búp chè sau khi thu hái sẽ và tiêu thụ búp chè là một thách thức khó với các hộ trồng chè. Được sự quan tâm của huyện ủy và chính quyền xã, một sô hộ đã mạnh dạn đầu tư máy sao chè mi ni để giải quyết thách thức trên. Đến nay trên toàn xã có tất cả 4 hộ có máy sao chè mini, trong đó có một hộ đã sở hữu 3 bộ máy sao chè. Tổng cộng toàn xã có tất cả 6 máy sao chè mini.
Ngoài ra, để tạo điều kiện cho cây chè sinh trưởng tốt thì con người phải thường xuyên làm sạch cỏ, vun gốc cho cây trồng. Cuốc, xẻng, cào là những dụng cụ không thể thiếu đối với bà con nông dân. Có 100% các hộ đều sử dụng những dụng cụ này cho hoạt động phát triển sản xuất chè. Tuy nhiên những dụng cụ này rất nhanh bị hư hỏng nên các hộ nông dân phải thường xuyên mua mới, trung bình khoảng 1,5 năm phải thay một lần.
Tính đến nay tổng tài sản cố định được đầu tư vào sản xuất chè tại xã là khoảng 1 tỷ 246 triệu đồng. Trong đó nhóm hộ quy mô lớn có mức đầu tư TSCĐ lớn nhất, tổng giá trị tài sản khoảng 718 triệu đồng,chiếm 57,62%. Sau đó là nhóm hộ quy mô trung bình với mức đầu tư TSCĐ là 288 triệu đồng, chiếm 23,11%. Đầu tư ít nhất là nhóm hộ quy mô nhỏ với 240 triệu đồng, chiếm 19,26%. Các hộ quy mô lớn sở hữu nhiều máy bơm nước nhất, chiếm 82,6% số máy bơm nước của cả xã, do các hộ này có diện tích trồng chè lớn nên phải dung máy móc hỗ trợ. Thứ hai là nhóm hộ có quy mô trung bình với 4 máy bơm nước. Các hộ quy mô nhỏ không sử dụng máy bơm nước do diện tích chè của họ ít và họ không tưới nước cho chè.
Bảng 4.9: Mức đầu tư tài sản cố định vào sản xuất chè phân theo nhóm quy mô hộ
Tài sản Nguyên giá (Triệu
đồng)
Hộ quy mô lớn
(30 hộ) Hộ quy mô TB (15 hộ) Hộ quy mô nhỏ (15 hộ) SL (Triệu đồng) Thành tiền SL (Triệu đồng) Thành tiền SL (triệu đồng) Thành tiền
1. Máy sao chè 40 5 200 1 40 0 0
2. Máy bơm nước
2 19 38 4 8 0 0 3. Bình phun thuốc 0.5 30 15 15 7,5 15 7,5 4.Phương tiện vận chuyển 15 30 450 15 225 5 225 5. Tài sản khác 0,5 30 15 15 7,5 15 7,5 Tổng 718 288 240
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra, 2020) c) Quy mô vốn trong đầu tư
Vốn là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình sản xuất chè. Số lượng vốn sẽ quyết định đến cách thức đầu tư của chủ hộ, điều đó có nghĩa là nguồn vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, sản lượng của sản phẩm chè. Vốn đầu tư ban đầu là lượng vốn được tính trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nguồn vốn này chủ yếu được chi cho các khoản như: đất đai, tài sản, giống, phân bón, thuốc BVTV… theo điều tra thì giai đoạn KTCB này các hộ chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của hộ chứ không đi vay. Các hộ sử dụng quỹ đất tự có của gia đình để trồng chè chứ không đi thuê nên chi phí về đất đai là không có. Bên cạnh đó các hộ nông dân trồng chè xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên được nhà nước hỗ trợ 100% cây giống, 50% phân bón theo dự án
“Phát triển vùng chè nguyên liệu xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên giai đoạn 2005 – 2012” và dự án “Trồng mới, chăm sóc bảo vệ vùng chè xã Bảo Hưng, huyện Trấn Yên năm 2016”, Vì vậy ở giai đoạn này nguồn vốn chủ yếu dùng để đầu tư cho các tài sản như: bình phun thuốc, vật tư, máy bơm, phân bón…và thuê lao động làm đất trồng chè.
Các hộ trồng chè không chỉ cần đến nguồn vốn cho giai đoạn KTCB mà thời kỳ SXKD cũng đặc biệt cần đến vốn đầu tư nhằm tạo điều kiện cho cây chè phát triển tốt, nhanh đẻ nhánh, xòe tán, chất lượng búp chè tốt. Vốn tiền mặt chăm sóc hàng năm trong sản xuất chè rơi vào khoảng 65 triệu đồng/1ha. Tùy vào điều kiện của từng hộ sản xuất mà mức độ đầu tư có sự khác nhau. Theo điều tra, tôi nhận thấy các hộ sản xuất chè ở xã Bảo Hưng chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có của gia đình. Một phần nhỏ các hộ muốn mở rộng diện tích nhưng thiếu vốn thì đã vay vốn tại các ngân hàng.
4.1.2.5.Tình hình áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chè của các hộ điều tra a) Giống và nguồn giống
Nguồn giống của cây chè trước thời điểm năm 2018 đều do huyện ủy và chính quyền xã cấp 100% diện tích đất trồng chè của hộ. Từ đó Đến nay giống chè chủ yếu là do các hộ mua từ một số cơ sở nhân giống chè bằng hình thức ươm hạt và giâm cành.
b) Kỹ thuật thâm canh cây chè
A.Thời kỳ kiến thiết cơ bản
Bảng 4.10 Kỹ thuật trồng chè của hộ nông dân trong thời kỳ KTCB
Nhóm hộ Quy mô lớn Quy mô TB Quy mô nhỏ Các bước Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%) 1.Chọn lựa cây giống theo tiêu chuẩn 30 100 15 100 15 100 2.Kỹ thuật trồng và chăm sóc +Đào hố, bón lót 30 100 15 100 15 100 +Tưới nước 19 82,6 4 17,4 0 0 +Bón phân 30 100 15 100 15 100 +Đốn cây 30 100 15 100 15 100 +Làm cỏ 30 100 15 100 15 100 +Phun thuốc trừ sâu bệnh 0 0 0 0 0 0
Để có vườn chè tốt, cho hiệu quả cao thì cần có kỹ thuật thâm canh cây chè phù hợp, đặc biệt là trong thời kỳ kiến thiết cơ bản
* Chọn giống:
Đa số bà con nhân dân đều được nhận giống từ dự án của xã. Chất lượng nguồn giống chè trước khi phát cho các hộ đều đã được kiểm tra và đạt tiêu chuẩn, một số hộ mua giống từ các cơ sở nhân giống tư nhân cũng lựa chọn những cây giống chắc khỏe