Tiêu chí về đạo đức công vụ

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 43 - 45)

- Có sức khỏe vàn ăng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ

a.Tiêu chí về đạo đức công vụ

Hoạt động của NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh gắn với việc thực thực thi nhiệm vụ nhà nước của địa phương (công vụ), do đó, đối tượng này phải đảm bảo yêu cầu vềđạo đức công vụ, cụ thể:

- Một là, phải luôn ý thức chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của

Đảng cầm quyền, pháp luật của Nhà nước và quy định của cơ quan.

Hoạt động của các cơ quan HCNN là hoạt động thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước trên cơ sở triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng cầm quyền, do

đó, để đảm bảo cho các chính sách, pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất, trước hết là những người thực thi chính sách - cán bộ, công chức, trong đó có các

đối tượng NLCLC phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng cầm quyền, nghiêm chỉnh thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước và các quy định của cơ quan.

- Hai là, phải có tác phong và lề lối làm việc phù hợp với công việc của nền hành chính, luôn thể hiện được tinh thần sẵn sàng làm việc, niềm đam mê và thái độ

làm việc nghiêm túc.

Công việc của các cơ quan HCNN có phạm vi rộng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và giữa mỗi công việc trong hoạt động quản lý HCNN có sự liên quan nhất định. Ngày nay, hoạt động quản lý HCNN trong xu hướng chung được thực hiện theo cơ chế liên thông để giảm bớt các khâu thủ tục cho người dân và trong quá trình giải quyết công việc, nếu tắc nghẽn hay chậm ở một khâu nào đó, sẽảnh hưởng đến cả

quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân. Do đó, công chức trong các cơ

quan HCNN của địa phương, nhất là đối tượng NLCLC phải có tác phong và lề lối làm việc phù hợp với từng công việc của nền hành chính, luôn thể hiện được tinh thần sẵn sàng làm việc, niềm đam mê và thái độ làm việc nghiêm túc, cụ thể là phải có niềm say mê công việc của mình, sẵn sàng đảm nhận những công việc khó, đòi hỏi năng lực và sự tận tâm và dám chịu trách nhiệm về công kết quả công việc;

- Ba là, phải trung thực, có tinh thần cống hiến, phục vụ cho nhà nước và xã hội bằng chính năng lực của mình.

Việc xác định chỉ báo này là có cơ sở khoa học và thực tiễn từ hoạt động cải cách hành chính của các nước trên thế giới. Một đặc điểm cơ bản của nền hành chính là tính pháp quyền và tính phục vụ nhân dân, trong đó, bộ máy HCNN là hạt nhân của bộ máy nhà nước, được nhân dân lập ra và trao cho quyền điều hành xã hội, cho nên, công chức, nhất là các đối tượng NLCLC trong quá trình thực thi nhiệm vụ phải đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của bản thân, trung thực và tận tụy phục vụ nhân dân, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu hợp pháp của nhân dân, phục vụ cho nhà nước suy cho cùng chính là phục vụ cho lợi ích của nhân dân. Pháp luật về cán bộ, công chức của Việt Nam cũng như của nhiều quốc gia đều quy định nghĩa vụ của công chức với nội dung khái quát là phải “tận tụy phục vụ nhân dân”. Bên cạnh đó, trong xu hướng cải cách HCNN hiện nay, các quốc gia đều đặt mục tiêu cải cách quan trọng là “chuyển từ nền hành chính cai trị sang nền hành chính phục vụ”. Chương trình tổng thể cải cách HCNN giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam được ban hành cũng không nằm ngoài mục tiêu trên. Và như thế, công chức trong các cơ quan HCNN cũng phải đặt lợi ích quốc

gia lên trên hết, phải thể hiện tinh thần cống hiến, phục vụ cho mục tiêu của nhà nước, của cơ quan công tác, phục vụ cho lợi ích của cộng đồng và xã hội, không hách dịch, cửa quyền trong quá trình thực thực thi nhiệm vụ nhà nước.

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 43 - 45)