- Có sức khỏe vàn ăng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ
1 Nội dung này đã được phân tích trong Mục 2 2.4 “Tiêu chí về nhân lực chất lượng cao”.
3.2.1 Thực trạng nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phốĐà Nẵng
3.2.1 Thực trạng nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phốĐà Nẵng thành phốĐà Nẵng
Cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng bao gồm các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố (16 sở và 2 cơ quan ngang sở: Văn phòng UBND thành phố, Thanh tra thành phố) được tổ chức theo luật định. Đây là những cơ quan có chức năng tham mưu cho UBND và Chủ tịch UBND Tp. Đà Nẵng quản lý HCNN trên từng ngành, lĩnh vực của địa phương, thực hiện hợp tác quốc tế về các lĩnh vực quản lý của mình theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố, v.v. Với vị trí, chức năng, vai trò quan trọng bậc nhất trong bộ máy HCNN của
địa phương và đối với sự phát triển của địa phương, cho nên, phát triển NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh phải là một yêu cầu tự thân và là nhiệm vụ cần phải được
ưu tiên của Tp. Đà Nẵng cũng như các địa phương khác. Trước khi nghiên cứu về
chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng, việc nghiên cứu về thực trạng nhân lực trong các cơ quan này là thực sự cần thiết và là một đòi hỏi trong nhiệm vụ nghiên cứu của NCS. Qua nghiên cứu, khảo sát thực tiễn, tác giả Luận án nhận thấy một số vấn đề về thực trạng nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng giai đoạn từ năm 2000 (thời điểm bắt đầu triển khai thực hiện chính sách NLCLC) đến nay, cụ thể dưới đây:
Số lượng nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng hiện nay (thời điểm năm 2013) là 924 người, chiếm 52% tổng số công chức trong bộ máy HCNN của thành phố, tăng 14% so với thời điểm năm 2000 (810 người).
Một số cơ quan có tỷ lệ nhân lực cao gồm có: Sở Nội vụ (85 người), Sở Giáo dục và Đào tạo (82 người), Sở Y tế (75 người), Sở Xây dựng (74 người), Sở Kế hoạch và Đầu tư (69 người), Sở Giao thông vận tải (71 người), v.v. Kết quả khảo sát về số
lượng nhân lực được thể hiện trong Bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Số lượng nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng
Đơn vị tính: người
Năm Tổsống
Một số cơ quan có số lượng nhân lực chiếm tỷ lệ cao
Sở GD&ĐT Sởtế Y Sở KH&ĐT Sở XD GTVT Sở LĐTB&XH Sở Sở Nội vụ Sở Tài chính 2000 810 74 64 64 68 66 63 76 62 2010 918 81 73 71 72 69 70 85 69 2011 926 80 74 70 72 70 70 84 68 2012 922 82 75 70 73 70 69 84 68 2013 924 82 75 69 74 71 70 85 70 Nguồn: Sở Nội vụ Tp. Đà Nẵng năm 2013
Có thể thấy số lượng nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng giai đoạn 2000-2013 về cơ bản ổn định, là yếu tố góp phần tạo thuận lợi để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của các cơ quan này trong những năm thực hiện chính sách NLCLC của thành phố.
b. Về cơ cấu nhân lực
- Về cơ cấu độ tuổi: Tại thời điểm năm 2001, khi thành phố mới được thành lập, số cán bộ, công chức cao tuổi (trên 40 tuổi) và chuẩn bị bước vào độ tuổi nghỉ hưu chiếm tỷ lệ lớn (61%). Nhân lực bị “già hóa” cho nên, khó có thể đáp ứng tốt nhất trước những yêu cầu của công cuộc đổi mới. Đến nay (thời điểm năm 2013), cơ cấu về độ tuổi này đã được điều chỉnh theo hướng bổ sung lực lượng lao động trẻ, có kinh nghiệm (độ tuổi 30-40 chiếm 40%, độ tuổi dưới 30 chiếm 32%), khắc phục tình trạng “già hóa” nhân lực ở trên (độ tuổi trên 40 giảm xuống còn 25%).
- Về cơ cấu giới tính: Tỷ lệ nhân lực là nữ trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng giai đoạn 2000-2013 luôn chiếm con số cao (trên 50%). Tỷ lệ trên cũng là tình trạng chung của nhân lực trong bộ máy HCNN của địa phương nước ta do
Bảng 3.2 Cơ cấu nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng
Đơn vị tính: %
Năm Độ tuổi Giới tính
Dưới 30 30-40 41-45 Trên 45 Nam Nữ
2000 15 24 29 32 44 56 2010 31 39 18 12 46.1 53.9 2011 30 41 15 14 46.4 53.6 2012 32 42 14 12 46.2 53.8 2013 32 40 15 13 46.2 53.8 Nguồn: Sở Nội vụ Tp. Đà Nẵng năm 2013
Từ Bảng 3.2 có thể thấy, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện chính sách NLCLC, cơ cấu nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng có sự
chuyển dịch rõ rệt theo hướng tích cực, cụ thể là: nhân lực đang được trẻ hóa, phần lớn
ởđộ tuổi 30-45, là độ tuổi đã có kinh nghiệm, đang trong thời kỳđỉnh cao của sự nhiệt huyết và sáng tạo.
c. Về chất lượng nhân lực
Tại thời điểm năm 2013, sau hơn 10 năm triển khai chính sách NLCLC, chất lượng nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng thể hiện qua trình
độ chuyên môn được thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực, theo đó, thành phốđã thu hút và duy trì được nhiều người có trình độ cao (73% nhân lực có trình độ ĐH và SĐH năm 2013 so với 23% năm 2000).
Bảng 3.3 Chất lượng nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng thể
hiện qua tiêu chí về trình độ chuyên môn
Đơn vị tính: % Năm Trình độ chuyên môn ĐH và SĐH Cao đẳng Trung cấp 2000 23 46 31 2010 68 23 9 2011 71 23 6 2012 72 22 6 2013 73 21 6 Nguồn: Sở Nội vụ Tp. Đà Nẵng năm 2013
Từ Bảng 3.3 có thể thấy, tại thời điểm năm 2000, trình độ chuyên môn của nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng là rất thấp (77% trình độ dưới bậc ĐH). Chất lượng nhân lực thấp sẽ khó có thể thực hiện được mục tiêu “CNH,
HĐH, đưa Tp. Đà Nẵng thành thủ phủ của Miền Trung và xây dựng mô hình chính quyền hiện đại” mà Đảng bộ Tp. Đà Nẵng đã đề ra [40]. Đến nay, số lượng nhân lực có trình độ cao đã tăng lên hơn 3 lần, góp phần tạo đà cho sự phát triển của thành phố.
Với cơ cấu về độ tuổi và trình độ chuyên môn của nhân lực trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Đà Nẵng hiện nay, có thể khẳng định, đây là đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ cao, phần lớn đã có nhiều kinh nghiệm công tác, họ đang là những người có tâm huyết, có tinh thần sẵn sàng cống hiến cho sự nghiệp phát triển của thành phố.
3.2.2 Thực trạng nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phốĐà Nẵng