- Có sức khỏe vàn ăng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ
c. Tiêu chí về sức khỏe vàn ăng lực công tác
2.3.1 Khái niệm về chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
cấp tỉnh
2.3.1 Khái niệm về chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh nhà nước cấp tỉnh
Thuật ngữ “chính sách” được sử dụng một cách phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong đời sống xã hội ngày nay với ý nghĩa chung nhất là tổng thể các quan điểm, phương thức hành động của chủ thể để thực hiện những mục tiêu
đã đề ra. Ở mỗi quốc gia hiện nay, đang tồn tại nhiều loại chủ thể tham gia vào quá trình quản lý xã hội như tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức nhà nước, v.v. Với mỗi loại tổ chức trên, để thực hiện mục tiêu, họ đều phải hoạch định chính sách, tức là lập kế hoạch và xác định các cách thức, phương pháp hành động để giải quyết những vấn đề cụ thể trên từng lĩnh vực quản lý, phù hợp với mục tiêu chính trị của tổ chức và hoàn cảnh thực tiễn. Đối với nhà nước, các chính sách do nhà nước đặt ra và tổ chức thực hiện trong đời sống xã hội đều gắn liền với nền hành chính, tức là gắn liền với các thể chế hành chính, gắn với các cơ quan thực
thi chính sách - cơ quan HCNN, phục vụ lợi ích của nhiều người, thậm chí, có những chính sách phục vụ lợi ích đối với toàn xã hội, được gọi là các chính sách công. Xuất phát từ tính tập trung, thống nhất của hoạt động quản lý nhà nước, cho nên, việc quản lý các chính sách công cũng mang tính tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, các chính sách công hợp thành một chỉnh thể và giữa các chính sách có quan hệ nhất định về mặt pháp lý.
Trong lĩnh vực tổ chức nhân sự nhà nước, nhất là nhân sự trong bộ máy điều hành đất nước - bộ máy HCNN, các nhà nước trong mọi thời kỳ đều tìm cách để có
được nhiều người tài giỏi để hình thành NLCLC nhằm phục vụ cho việc bảo vệ chếđộ
nhà nước và phát triển xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ như ngày nay, giữa các quốc gia, giữa các vùng, địa phương trong mỗi quốc gia đã và đang diễn ra cuộc cạnh tranh NLCLC, thì vấn đề về chiến lược, chính sách NLCLC được các quốc gia, các địa phương trong mỗi quốc gia rất quan tâm. Việc ban hành chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN được thực hiện theo nguyên tắc tập trung, theo đó, chính sách NLCLC của cơ quan HCNN trung ương do chính quyền trung ương (chính phủ) ban hành và thống nhất quản lý trên phạm vi quốc gia, còn chính sách NLCLC của cơ quan HCNN địa phương do chính quyền cấp tỉnh (cơ quan HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền) ban hành và thống nhất quản lý trong phạm vi địa phương, chính sách của cơ quan HCNN cấp huyện và xã được ban hành trên cơ sởđịnh hướng của chính sách cấp tỉnh. Từđó, có thể hiểu khái quát về chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh như sau:
“Chính sách NLCLCtrong cơ quan HCNN cấp tỉnh là tổng thể các quan điểm, mục tiêu, phương pháp hành động của cơ quan HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền nhằm thu hút và duy trì nhân lực có chất lượng cao để thực thi công vụ”.
Phân tích khái niệm trên, có thể nhận thấy một số đặc điểm cơ bản của chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh là:
(1) Chủ thể của chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh là cơ
quan HCNN cấp tỉnh có thẩm quyền.
Ở nước ta, chủ thể của chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - đây là những cơ quan thẩm quyền chung, thống nhất quản lý HCNN trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong phạm vi
địa phương, còn các cơ quan HCNN thẩm quyền chuyên môn là các sở và cơ quan ngang sở có trách nhiệm tham mưu giúp UBND xây dựng chính sách trên.
(2) Về lĩnh vực tác động, chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh có liên quan trực tiếp đến vấn đề nhân sự nhà nước, là một loại chính sách xã hội.
(3) Về phạm vi áp dụng, chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh
được áp dụng trong hệ thống các cơ quan HCNN cấp tỉnh, ở nước ta được gọi là các sở
và cơ quan ngang sở.