- Có sức khỏe vàn ăng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ
1 Nội dung này đã được phân tích trong Mục 2 2.4 “Tiêu chí về nhân lực chất lượng cao”.
2.4.4 Bài học kinh nghiệm qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh
Qua nghiên cứu kinh nghiệm thành công của một số địa phương của Hàn Quốc, Nga và Trung Quốc trong việc thực hiện chính sách NLCLC, có thể nhận thấy, để thu hút NLCLC, các địa phương thường dựa vào đặc điểm và lợi thế riêng của mình. Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của sự thành công đó là sự công khai, minh bạch, bình đẳng, công bằng và linh hoạt. Từ những kinh nghiệm thành công trong chính sách NLCLC của một số địa phương nêu trên, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho nhiều
địa phương của Việt Nam trong điều kiện hiện nay, cụ thể như sau:
Thứ nhất, các cơ quan HCNN địa phương cần phải xây dựng và thực hiện một quy trình khoa học trong việc tuyển dụng NLCLC. Quy trình này phải hướng tới việc xây dựng được NLCLC cho cả thời kỳ dài, đảm bảo tính kế thừa, tính liên tục chứ
không chỉ là cho nhu cầu phát triển hiện tại của địa phương. Bên cạnh đó, cần thành lập cơ quan chuyên trách có chức năng tìm kiếm, tuyển chọn những người có tài năng
để hình thành NLCLC cho bộ máy HCNN của địa phương, tạo cơ hội để người tài
được tuyển dụng và thể hiện năng lực và sự tâm huyết của họ.
Thứ hai, chính sách NLCLC của các địa phương cần phải linh hoạt, điều đó là bởi vì, NLCLC là một bộ phận đặc biệt, tinh hoa trong lực lượng lao động xã hội, tuyển được những người tài năng để hình thành đội ngũ NLCLC đã khó, nhưng duy trì và phát triển NLCLC lại càng khó hơn. Linh hoạt trong chính sách NLCLC không chỉ ở khía cạnh trả lương, mà còn là sự linh hoạt trong việc bổ nhiệm, giao trọng trách cho người tài, kể cả những người trẻ tuổi, dân tộc, tôn giáo hay Việt kiều.
Thứ ba, chính sách NLCLC của các địa phương cần phải đảm bảo công bằng, bình đẳng, minh bạch, chẳng hạn như không phân biệt loại hình đào tạo, lý lịch cá nhân hay dân tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch, v.v. trong quá trình tuyển dụng. Điều
đó sẽ góp phần làm cho nguồn thu hút trở nên phong phú, tránh việc bỏ sót người tài,
Kết luận Chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu, vận dụng cơ sở lý luận của một số ngành khoa học như
khoa học hành chính, khoa học chính sách, khoa học nhân lực, NCS đã ràm rõ một số
vấn đề sau đây:
Một là, xây dựng khái niệm về NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh dựa trên nhiều tiêu chí như: tiêu chí về đạo đức công vụ, tiêu chí về trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, tiêu chí về khả năng giao tiếp, ứng xử, tiêu chí về khả năng sử
dụng ngoại ngữ và công nghệ thông tin trong thực thi nhiệm vụ, tiêu chí về sựđam mê với công việc và sự công hiến cho xã hội bằng chính năng lực của mình.
Hai là, xác định mục tiêu, nội dung của chính sách NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh. Về mục tiêu, việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh là nhằm thu hút và duy trì đội ngũ nhân lực có chất lượng cao thực thi công vụ, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính, từđó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Về nội dung chính sách, từ cơ sở lý luận và thực tiễn chính sách NLCLC, NCS đã cấu trúc chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh bao gồm một số chính sách cơ bản: chính sách quy hoạch NLCLC, chính sách tuyển dụng NLCLC, chính sách đánh giá NLCLC, chính sách đào tạo và phát triển NLCLC, chính sách đãi ngộ NLCLC.
Ba là, có nhiều yếu tố tác động đến chính sách NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh và mỗi yếu tố trên có mức độ tác động ảnh hưởng khác nhau đến chính sách này, điều quan trọng là các nhà quản lý phải nhận biết được các mức độ tác động đó trong quá trình hoạch định chính sách của địa phương mình.
Bốn là, những yếu tố tạo nên thành công trong việc thu hút NLCLC vào làm việc trong bộ máy HCNN của một sốđịa phương ở một số quốc gia tiên tiến trên thế
giới và việc vận dụng có chọn lọc những bài học kinh nghiệm thành công đó vào điều kiện cụ thể của các địa phương ở Việt Nam.
Với những kết quả nghiên cứu trên, NCS đã giải quyết được các câu hỏi nghiên cứu 1, 2 và 3, góp phần kiểm chứng khung lý thuyết nghiên cứu đã đề ra của Luận án. Những kết quả này có ý nghĩa quan trọng, làm nền tảng, định hướng cho việc nghiên cứu thực tiễn chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng
Chương 3
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH