Khái niệm, đặc điểm của nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 38 - 41)

- Nhóm các yếu tố chủ quan: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Bộ máy

2.2.1Khái niệm, đặc điểm của nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

2.2.1 Khái nim, đặc đim ca nhân lc cht lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cp tnh nhà nước cp tnh

Thuật ngữ NLCLC mới chỉ được sử dụng gắn với các hoạt động quản lý tổ

chức trong xã hội hiện đại. Trên thế giới, khi bàn tới thuật ngữ NLCLC, nhiều học giả đề cập đến trình độ, hiệu quả công việc, tinh thần làm việc, tinh thần phục vụ cho tổ

chức của đối tượng này, theo đó: NLCLC là “những người có sức khỏe, năng lực thực hành nghề nghiệp tốt, có khả năng đáp ứng được với công việc của tổ chức trong cả

hiện tại và tương lai” - Tiona VanDevender [96, tr.14], hoặc “những người có nhận thức xã hội và kỹ năng làm việc cao thể hiện qua hiệu quả công việc” - J.N. Bradley [88, tr.21], v.v. Tại Việt Nam, trong lĩnh vực xã hội nhân văn, các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng đã bắt đầu hình thành nên những quan niệm xung quanh vấn đề NLCLC, chẳng hạn như: “NLCLC là đội ngũ nhân lực có thể lực tốt, có trình độ và năng lực cao, là lực lượng xung kích tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, thực hiện có kết quả việc ứng dụng công nghệ vào điều kiện nước ta” - Phạm Minh Hạc [31, tr.14], hoặc “NLCLC là khái niệm dùng để chỉ lực lượng lao động có học vấn, có trình độ

chuyên môn cao, có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của công nghệ sản xuất” - Nguyễn Trọng Chuẩn [29, tr.25], và một số quan điểm khác nhưđã phân tích ở

Chương 1 “Tổng quan nhiên cứu và phương pháp nhiên cứu.

Như vậy, điểm chung trong các quan điểm nghiên cứu của các học giả trên khi bàn về vấn đề NLCLC là: “có trình độ cao cả về trình độ học vấn và trình độ chuyên môn thể hiện thông qua kết quả thực hiện công việc, bên cạnh đó, họ phải có sự thích

ứng nhanh với những thay đổi của môi trường làm việc”. Các quan điểm trên đều nhấn mạnh đến yếu tố kết quả công việc của chủ thể trong quá trình làm việc và đây cũng là một trong những vấn đềđược quan tâm nhất đối với các nhà quản lý trong các tổ chức. Tuy nhiên, một vấn đềđặt ra là, trên thực tế, có nhiều người có tố chất bẩm sinh trong

một lĩnh vực hoạt động nhất định nhưng chưa được đào tạo chuyên môn và nếu có cơ

hội được đào tạo, trải nghiệm thực tế, họ sẽ thể hiện được năng lực tiềm ẩn của mình. Do đó, các nhà quản lý cần phải tìm kiếm để phát hiện những người có năng lực tiềm

ẩn đó trong nguồn nhân lực xã hội để xây dựng quy hoạch về NLCLC cho tổ chức mình. Từđó, NCS có thểđưa ra khái niệm về NLCLC như sau:

“NLCLC là một bộ phận của nguồn nhân lực xã hội, bao gồm những người có sức khỏe, có trình độ nhận thức, có hoặc sẽ có kỹ năng thực hành nghề nghiệp cao thể

hiện thông qua kết quả thực hiện công việc, có khả năng sáng tạo và thích ứng nhanh với những thay đổi của môi trường công việc”.

Khi đặt trong môi trường HCNN, việc xác định NLCLC trong các cơ quan HCNN ngoài những đặc điểm mang tính dấu hiệu nhận biết trên, còn phải dựa vào đặc

điểm nền hành chính của mỗi quốc gia cũng như xu hướng của nền hành chính thế

giới. Khoa học hành chính ngày nay đã đề cập đến tính phục vụ của nền hành chính, theo đó, HCNN có bổn phận phục vụ nhân dân. Bên cạnh đó, xu hướng chung của nền hành chính thế giới là nền “hành chính hội nhập”, nền “hành chính phục vụ” thay cho nền “hành chính cai trị”. Để thực hiện bổn phận phục vụ nhân dân của nền hành chính,

đội ngũ nhân lực trong các cơ quan HCNN (công chức hành chính) phải thể hiện được tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân thông qua hiệu quả thực thi công vụ và các kỹ

năng giao tiếp, ứng xử trong quá trình giải quyết các yêu cầu của nhân dân (đạo đức công vụ). Đây là một tiêu chí cơ bản nhất đối với công chức trong xu hướng của nền hành chính phục vụ. Bên cạnh đó, công chức hành chính còn phải thể hiện được tinh thần sẵn sàng hội nhập nhằm hiện đại hóa nền hành chính, theo đó, ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, họ phải có những khả năng nhất định khác như khả năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, đàm phán và ứng ụng công nghệ thông tin trong công việc hành chính, v.v. ở mức độ tốt.

Tuy nhiên, ở mỗi cấp hành chính, các yêu cầu trên đối với công chức cũng có sự khác nhau xuất phát từ vị trí pháp lý của các cơ quan mỗi cơ quan trong bộ máy HCNN. Yêu cầu đối với công chức hành chính trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh là yêu cầu cao nhất ở cấp địa phương, bởi vì, các cơ quan HCNN cấp tỉnh là những cơ

quan hoạch định chính sách cao nhất của mỗi địa phương, thống nhất quản lý HCNN trên từng ngành, lĩnh vực của toàn địa phương đó, đồng thời, cũng là cơ quan cao nhất

xây dựng chiến lược và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế của địa phương. Đó phải là những người có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao thể hiện qua nhận thức xã hội, kỹ năng thực hành nghề nghiệp; có năng lực công tác tốt thể hiện thông qua kết quả thực hiện công việc, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoại ngữ chuyên môn, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc, khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi trong môi trường công việc của nền hành chính, khả năng ra quyết định qua nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, v.v.; có phẩm chất đạo đức công vụ thể hiện qua tinh thần trách nhiệm trong công việc, sẵn sàng làm việc và cống hiến phục vụ cho lợi ích chung của nhà nước, của địa phương và của xã hội, bên cạnh đó còn phải luôn chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động trong hội nhập để hoàn thiện chính mình và góp phần hiện đại hóa nền hành chính. Qua đó, NCS có thể xây dựng khái niệm NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh như sau:

“NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh là một bộ phận nhân lực trong hệ

thống các cơ quan quản lý HCNN cao nhất của địa phương, gồm những người có sức khỏe, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao, có năng lực công tác tốt, có phẩm chất đạo đức công vụ, luôn chủ động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, chủ động trong hội nhập để hoàn thiện mình và góp phần hiện đại hóa nền hành chính”.

Từ hai khái niệm trên, có thể thấy sự khác nhau cơ bản giữa NLCLC trong cơ

quan HCNN cấp tỉnh và NLCLC trong hệ thống nguồn nhân lực xã hội là:

Thứ nhất, NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh phải có phẩm chất đạo đức công vụ. Đây là dấu hiệu nhận biết mang tính đặc thù của nhân lực trong bộ máy nhà nước so với nhân lực xã hội khác do đặc điểm nghề nghiệp của các đối tượng này gắn với việc sử dụng quyền lực công để thực thi công vụ.

Thứ hai, NLCLC trong cơ quan HCNN cấp tỉnh phải có tinh thần cống hiến vì lợi ích của xã hội, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích của bản thân. Sự khác biệt này là do hoạt động quản lý HCNN là hoạt động thực thi nhiệm vụ chính trị của nhà nước diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và đối tượng phục vụ của họ là toàn xã hội, phải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi thành viên trong xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 38 - 41)