Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 68 - 71)

- Có sức khỏe vàn ăng lực công tác tốt: Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác, kỹ năng giao tiếp, ứng xử, khả năng giao tiếp ngoạ

1 Nội dung này đã được phân tích trong Mục 2 2.4 “Tiêu chí về nhân lực chất lượng cao”.

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách nhân lực chất lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

hành chính nhà nước cp tnh

Quá trình của một chính sách công nói chung chịu sự tác động của nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan như: chính trị, kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ, điều kiện tự nhiên, chất lượng dân số, xu hướng quốc tế, bộ máy thực thi chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, thái độ của người dân đối với chính sách, v.v. Các yếu tốđó có thể có tác động thúc đẩy hoặc cản trở kết quả thực thi chính sách. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, NCS tập trung phân tích một số yếu tố có tác động trực tiếp đến quá trình chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan, cụ thể là: hệ

thống chính trị, pháp luật, chính sách của nhà nước, điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội, thái độ của người dân đối với chính sách (yếu tố khách quan), chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, bộ máy thực thi chính sách (yếu tố chủ quan).

2.3.4.1 Nhóm các yếu tố khách quan tác động đến chính sách nhân lực chất

lượng cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

- Hệ thống chính trị: Mỗi chính sách công ra đời đều thể hiện mục tiêu chính trị

của nhà nước. Thái độ chính trị của nhà nước được thể hiện trong các chính sách để ứng xử với các đối tượng chính sách và các quá trình kinh tế- xã hội, cho nên, chính sách công mang tính chính trị rõ nét. Trong bối cảnh thế giới hiện nay, ở hầu hết các nhà nước đều tồn tại đảng chính trị, các tổ chức chính trị xã hội tạo thành hệ thống chính trị và có tác động đến hoạt động quản lý của nhà nước. Do đó, hệ thống chính trị

là một trong những yếu tố có tác động đến các chính sách của nhà nước, bao gồm cả

chính sách của cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan nhà nước địa phương, trong

đó có chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của mỗi địa phương trong một quốc gia.

- Pháp luật, chính sách của nhà nước: Nhà nước ban hành chính sách công là

để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong xã hội, thực hiện việc quản lý nhà nước theo thẩm quyền và thường thể hiện dưới dạng các quy định pháp luật. Ngày nay, với thiết chế dân chủ mà sản phẩm đặc trưng là nhà nước pháp quyền, hoạt động quản lý của các nhà nước trên thế giới đều được thực hiện theo nguyên tắc “pháp luật” đảm bảo tập trung, thống nhất từ trung ương tới địa phương, theo đó, chính sách của cơ quan

nhà nước địa phương chịu sự sự tác động mang tính định hướng bởi pháp luật và chính sách của cơ quan nhà nước trung ương. Đối với chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, đây là chính sách của địa phương có liên quan đến vấn đề công chức hành chính, do đó nó chịu sự tác động mang tính định hướng bởi pháp luật và chính sách của cơ quan nhà nước trung ương về vấn đề công chức.

-Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương:Điều kiện tự nhiên là yếu tố trực quan tác động tới tâm lý của các cá thể khi quan tâm và tìm đến với chính sách NLCLC của một địa phương, trong khi đó, điều kiện về kinh tế- xã hội là những yếu tố

mang tính thay đổi, cụ thể như tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm hay của cả thời kỳ, thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, an sinh xã hội, v.v., tất cảđều có những tác động đến quá trình chính sách của địa phương, chẳng hạn: “tăng trưởng kinh tế cao thì chính quyền sẽ bớt khó khăn hơn trong việc thực thi các chính sách công, nhất là các chính sách bảo trợ xã hội”, hoặc là, “xã hội càng văn minh, hiện đại, nhận thức của con người càng tiến bộ, trình độ dân trí càng cao thì càng thuận lợi cho việc thực thi chính sách, pháp luật của nhà nước và của địa phương” [59, tr.96].

Đối với mỗi địa phương, các nhà lãnh đạo cần phải nhận định được những lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương mình so với những địa phương khác để có những quyết định chính sách phù hợp nhằm thu hút và duy trì NLCLC phục vụ cho sự nghiệp phát triển của địa phương mình.

- Thái độ và hành động của người dân đối với chính sách: Thái độ và hành

động của người dân đối với chính sách là những biểu hiện tâm lý, có thể là sự đồng tình, ủng hộ hay phản đối tuỳ thuộc vào tính khoa học, tính thực tiễn của chính sách ban hành, trong đó, sựđồng tình, ủng hộ của người dân là nhân tốđóng vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành công của một chính sách. Mặc dù chủ thể của các chính sách công là các cơ quan nhà nước, song, việc thực hiện chính sách không thể

chỉ do các cơ quan nhà nước, mà phải có sự tham gia của các đối tượng chính sách, đó là các cá nhân thuộc các tầng lớp nhân dân trong xã hội. Trên thực tế, các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành công tác tổ chức thực thi chính sách, còn người dân là những đối tượng thực hiện chính sách. Như vậy, người dân vừa là người trực tiếp tham gia hiện thực hoá mục tiêu chính sách, vừa trực tiếp thụ hưởng những lợi ích mang lại từ chính sách. Do đó, nếu một chính sách công, kể cả chính sách

NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, nếu đáp ứng được nhu cầu thực tế của xã hội, sẽ nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của người dân, ngược lại, nếu chính sách không thiết thực, không phù hợp với thực tiễn, sẽ gặp phải những phản ứng không ủng hộ, phản đối từ người dân, làm cho hiệu quả chính sách không cao.

2.3.4.2 Nhóm các yếu tố chủ quan tác động đến chính sách nhân lực chất lượng

cao trong cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương: Trong quá trình phát triển của mình, đểđảm bảo sự phát triển theo đúng định hướng, mỗi địa phương trong một quốc gia đều nhất thiết phải xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình đểđịnh hướng cho sự phát triển của địa phương trên từng lĩnh vực hoặc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội địa phương. Trên cơ sở chiến lược đó, các cấp chính quyền địa phương triển khai thành các chính sách cụ thể phù hợp với tình hình thực tế quản lý HCNN của cấp mình để quản lý xã hội. Như vậy, có thể thấy, nếu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được xây dựng một cách khoa học, phù hợp với chiến lược của trung ương, phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của xã hội, tức là phù hợp với thực tiễn sẽ là cơ sở vững chắc cho việc ban hành và thực hiện các chính sách của các cấp chính quyền trong địa phương đó, trong đó, có chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh. Ngược lại, nếu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương được xây dựng không phù hợp với chiến lược của trung ương, không phù hợp với xu hướng vận động và phát triển của xã hội, tức là không phù hợp với thực tiễn sẽ dẫn tới đổ vỡ, thất bại trong quá trình quản lý xã hội của địa phương đó.

- Bộ máy tổ chức thực thi chính sách: Bộ máy tổ chức thực thi chính sách công của các nhà nước trên thế giới hiện nay là bộ máy HCNN, đó là cơ quan thực hiện quyền hành pháp của nhà nước, được tổ chức với một quy mô lớn từ trung ương đến

địa phương. Là chủ thể thực thi chính sách, cho nên bộ máy HCNN có ảnh hưởng lớn

đến sự thành công hay thất bại của quá trình chính sách. Nếu bộ máy HCNN quan liêu, hoạt động kém hiệu lực, hiệu quả, công chức kém năng lực, thiếu tính thần trách nhiệm sẽ gây cản trở đến việc thực thi chính sách, bóp méo các mục tiêu của chính sách hoặc làm trái với các mục tiêu của chính sách. Do đó, để thực hiện thành công các

chính sách của nhà nước, bộ máy HCNN phải luôn có sự thích ứng với các yêu cầu của xã hội đương đại; công chức luôn phải học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để phục vụ tốt nhất các yêu cầu của người dân, các nhà quản lý phải tạo dựng và duy trì được NLCLC với những phẩm chất chính trị, đạo đức cần thiết, phù hợp để thực thi công vụ; phải có sự phân công, phân cấp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với các cơ quan, công chức trong bộ máy HCNN một cách hợp lý, đảm bảo tính tập trung, thống nhất từ đó tạo ra sự đồng bộ và ăn khớp cho việc thực thi chính sách. Như vậy, đối với chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh, bộ máy HCNN cấp tỉnh vừa là chủ thể ban hành, vừa là chủ thể thực thi chính sách. Do đó, hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng đội ngũ công chức của bộ máy này là yếu tố tác động quan trọng, quyết định đến sự thành công của quá trình chính sách.

Ngoài các yếu tố trên, các yếu tố tác động đến chính sách NLCLC trong các cơ

quan HCNN cấp tỉnh còn bao gồm: xu hướng của nền kinh tế, chính trị, hành chính, khoa học - công nghệ thế giới, văn hóa địa phương (yếu tố khách quan), thủ tục hành chính, kinh phí thực hiện chính sách, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách (yếu tố chủ quan), v.v. Trong quá trình nghiên cứu và xây dựng chính sách NLCLC, các quốc gia cũng như các địa phương trong một quốc gia cần phải quan tâm đến các yếu tốđó để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra khi triển khai thực hiện chính sách.

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 68 - 71)