Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 33 - 35)

- Nhóm các yếu tố chủ quan: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Bộ máy

1.2.4Phương pháp xử lý dữ liệu

Sau khi thu thập các dữ liệu trên, đối với dữ liệu thứ cấp, NCS thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo theo gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong Luận án và tiến hành mã hóa các dữ liệu này theo chủđề. Đối với dữ liệu sơ

cấp, NCS làm sạch dữ liệu bằng cách loại bỏ những phiếu không hợp lệ và sử dụng phầm mềm Excel để thực hiện việc mã hóa các loại dữ liệu trên.

Ngoài ra, để xử lý dữ liệu, NCS còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, so sánh, v.v. từ đó có được những thông tin đầy đủ nhất về

Kết luận Chương 1

Trong Chương 1, bằng phương pháp phân tích tổng hợp, NCS đã tổng quan và làm rõ được một số vấn đề về nội dung nghiên cứu của Luận án, đồng thời, xây dựng

được khung lý thuyết nghiên cứu, giải thích về các phương pháp nghiên cứu chủ yếu của Luận án, cụ thể:

- Thứ nhất, tổng quan nghiên cứu, các công trình nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài có liên quan đến vấn đề NLCLC và chính sách NLCLC đã đề cập đến nhiều nội dung như: (1) khái niệm, vai trò của NLCLC, (2) kinh nghiệm quốc tế về

phát triển NLCLC trong khu vực công, (3) thực tiễn chính sách NLCLC trong các cơ

quan nhà nước ở Việt Nam. Qua phân tích những mặt ưu điểm và hạn chế của các công trình nghiên trên, NCS đã chỉ ra được khoảng trống nghiên cứu trong các công trình nghiên cứu đó là: chưa phân tích làm rõ được các yêu cầu về NLCLC trong mỗi loại, mỗi cấp cơ quan nhà nước, chưa phân tích sâu về chính sách của mỗi loại, mỗi cấp cơ quan nhà nước cụ thể để đưa ra những kết luận chung về chính sách NLCLC trong mỗi loại, mỗi cấp cơ quan này. Từ khoảng trống nghiên cứu trên, NCS đã xác

định được nội dung nghiên cứu trọng tâm của Luận án là tập trung vào phân tích sâu chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN của một cấp, một địa phương cụ thể ở

Việt Nam: “chính sách NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng”

với mong muốn bù đắp một trong những khoảng trống của các công trình nghiên cứu trước về vấn đề này.

- Thứ hai, xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu, trong đó khẳng định, việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu dựa trên nền tảng cơ sở lý luận của một số ngành khoa học chủ yếu như: khoa học hành chính, khoa học nhân lực, khoa học chính sách. Từ

mục đích, phạm vi và nội dung nghiên cứu đã xác định qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu trước, NCS đã mô hình hóa khung lý thuyết nghiên cứu, quy trình nghiên cứu làm cơ sở để nghiên cứu chính sách NLCLC trong các chương tiếp theo,

đồng thời xác định được các phương pháp nghiên cứu chủ yếu cần tiến hành để thực hiện việc nghiên cứu Luận án, bao gồm: phương pháp điều tra khảo sát qua bảng hỏi, phương pháp phân tích, thống kê, v.v.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chính sách nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh của thành phố Đà Nẵng (Trang 33 - 35)