- Các cán bộ, công chức khác không phải là những người được tuyển dụng theo chính sách NLCLC nhưng qua thực tế công việc thể hiện được năng lự c chuyên
3.3.6 Thực trạng chính sách đãi ngộ nhân lực chất lượng cao
Chính sách đãi ngộ NLCLC của Tp. Đà Nẵng được ban hành và thực hiện cùng lúc với chính sách tuyển dụng NLCLC trong Quyết định số 86/2000/QĐ-UBND, tiếp
đến là Quyết định số 34/2007/QĐ-UBND và Quyết định số 17/2010/QĐ-UBND, đến nay là Đề án phát triển NNL chất lượng cao (Đề án 1901) với mục tiêu thu hút và duy trì NNL chất lượng cao cho thành phố.
3.3.6.1 Mục tiêu chính sách
Trong văn bản chính sách đầu tiên (Quyết định số 86/2000/QĐ-UBND), việc
đãi ngộ được xác định nhằm mục tiêu thu hút và duy trì NLCLC cho bộ máy HCNN phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Mục tiêu này tiếp tục được khẳng định trong các văn bản chính sách sau đó.
Với mục tiêu trên, trong 13 năm triển khai thực hiện chính sách, Tp. Đà Nẵng
đã chi 32 tỷđồng để thực hiện các chế độđãi ngộ ban đầu, chế độ phụ cấp theo lương và khen thưởng tôn vinh tài năng. Kết quả là, Tp. Đà Nẵng đã thu hút và duy trì được hơn 300 người có trình độ chuyên môn cao, có năng lực công tác tốt đến từ khắp nơi trên cả nước vào làm việc trong các sở, ngành thuộc UBND thành phố.
3.3.6.2 Đối tượng và hình thức đãi ngộ
- Đối tượng đãi ngộ: Trong các văn bản chính sách của Đà Nẵng, đối tượng đãi ngộ được xác định có sự linh hoạt, theo đó thành phố không chỉ đãi ngộ đối với NLCLC của địa phương, mà còn đãi ngộđối với các cá nhân tài năng đang công tác tại các cơ quan không thuộc thành phố quản lý nhưng có trụ sở trên địa bàn thành phố và tài năng của họ có ảnh hưởng đến sự phát triển chung của thành phố thể hiện qua các
đề án, sáng kiến được Hội đồng khoa học của thành phốđánh giá nghiệm thu.
Bên cạnh đó, chính sách đãi ngộ của thành phố còn ưu tiên tiếp nhận người thân là vợ hoặc chồng của những người trong diện thu hút NLCLC vào làm việc tại các cơ
quan nhà nước của thành phố, đồng thời, gia đình gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con được
đăng ký hộ khẩu thường trú vào thành phố. Đây là cách làm mới, khác biệt so với các
này đã góp phần tạo tâm lý yên tâm công tác và cống hiến, tạo động lực làm việc mạnh mẽ cho các đối tượng trong diện thu hút NLCLC.
- Về hình thức đãi ngộ: Chính sách của Tp. Đà Nẵng có sựđa dạng về hình thức
đãi ngộ, bao gồm cảđãi ngộ về vật chất và đãi ngộ về tinh thần, thể hiện thông qua các chính sách cụ thể như: chính sách tiền lương (bao gồm tiền lương, phụ cấp theo lương,
đãi ngộ ban đầu), chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt
động chuyên môn, nghề nghiệp của các đối tượng trong diện thu hút NLCLC, chính sách tạo động lực làm việc, chính sách khen thưởng, tôn vinh tài năng.
Trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, NCS tập trung phân tích thực trạng chính sách tiền lương và chính sách khen thưởng, tôn vinh tài năng của Tp. Đà Nẵng.
3.3.6.3 Kết quả thực hiện chính sách
a. Chính sách tiền lương
Theo số liệu của Sở Nội vụ và Sở Tài chính Tp. Đà Nẵng, giai đoạn 2000-2013, thành phố đã chi 12,2 tỷ đồng để thực hiện các chế độđãi ngộ NLCLC, trong đó: Chi
đãi ngộ ban đầu 2,8 tỷđồng; Chi phụ cấp hàng tháng theo lương 9,4 tỷđồng.
Với chi phí đãi ngộ 12,2 tỷđồng trong 13 năm, Tp. Đà Nẵng đã tuyển dụng và sử dụng được 289 cá nhân có trình độ cao, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp tốt từ
khắp mọi miền của đất nước vào các sở, ngành của thành phố. Trong khi đó, giai đoạn 2004-2012, thành phốđã phải chi 83,3 tỷđồng để thực hiện chính sách đào tạo và phát triển NLCLC (328 người được cửđi đào tạo, trong đó:108 người đã hoàn thành khóa học và trở về công tác trong các sở, ngành của thành phố). Nếu so sánh mức chi phí
đãi ngộ này so với mức chi phí để đào tạo được số lượng NLCLC trên có thể nhận thấy tính hiệu quả của chính sách đãi ngộ NLCLC so với chính sách đào tạo và phát triển NLCLC là rất lớn, tiết kiệm khoảng 20 tỷ đồng/năm cho thành phố, góp phần thực hiện thành công mục tiêu CNH, HĐH và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.
Bảng 3.31 Chi phí giữa đào tạo và đãi ngộđể thu hút NLCLC trong các cơ quan HCNN cấp tỉnh của Tp. Đà Nẵng Năm Chính sách Chi phí (tỷđồng) Đào tạo (người) Sử dụng (người) 2000-2013 Chính sách đãi ngộ NLCLC 12,2 0 289 2004-2013 Chính sách đào tạo và phát triển NLCLC 83,3 328 108 Nguồn: Sở Tài chính và Sở Nội vụ Tp. Đà Nẵng năm 2013
- Về chếđộđãi ngộ ban đầu: Các cá nhân tài năng đến với Đà Nẵng ngoài việc
được trả lương theo ngạch bậc nhà nước quy định, còn được trợ cấp một lần với các mức cụ thể theo trình độ chuyên môn, thể hiện qua Bảng 3.32 và 3.33 dưới đây:
Bảng 3.32 Chếđộđãi ngộ ban đầu đối với các đối tượng chính sách năm 2000
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT Các đối tượng được tiếp nhận Chếđộđãi ngộ ban đầu
1 Giáo sư, Tiến sỹ khoa học 50
2 Phó giáo sư 40
3 Tiến sỹ 30
4 Thạc sỹ 10