Q ngh×n tÊn/n¨m
2.3.2. Sự hình thành trạng thái cân bằng
Thị trường có khả năng tự điều chỉnh để đạt được trạng thái cân bằng. Nếu giá khác với mức giá cân bằng thì người tiêu dùng và hãng sẽ có động cơ để thay đổi hành vi của họ để đưa giá quay trở lại trạng thái cân bằng. Có thể minh hoạ điều này ở hình 2.12 về sự điều chỉnh của thị trường thịt lợn ở Canada.
Khi giá là 2.65$/kg, các hãng chỉ muốn bán 194 nghìn tấn mỗi năm trong khi người tiêu dùng lại muốn mua 233 nghìn tấn. Tại mức giá này lượng cầu lớn hơn lượng cung, trên thị trường có hiện tượng dư cầu hay còn gọi là hiện tượng thiếu hụt hàng hóa, lượng thiếu hụt là 39 nghìn tấn (233-194) mỗi năm. Một số người tiêu dùng may mắn sẽ mua được thịt lợn với giá 2,65$/kg. Nhưng nhiều người tiêu dùng khác không thể tìm được người bán với giá đó. Một vài người trong số họ có thể sẵn sàng trả mức giá cao hơn là 2.65$/kg. Những người bán nhận ra những người tiêu dùng này và họ có thể sẽ nâng giá lên. Những hành động như vậy của người mua và người bán sẽ làm cho giá thị trường tăng lên. Khi giá thị trường tăng lên theo luật cầu thì lượng cầu giảm đi trong khi lượng cung lại tăng lên. Sức ép tăng giá này sẽ tiếp tục cho tới khi không còn tình trạng thiếu hụt- tức là lượng cung bằng lượng cầu ở mức giá 3.3 $/kg.
Hình 2.12. Điều chỉnh của thị trường
Ngược lại, khi giá là 3,95$/kg thì người bán sẽ muốn bán 246 nghìn tấn mỗi năm nhưng người mua chỉ muốn mua 207 nghìn tấn như minh hoạ trên hình 2.12. Lúc này tại mức giá 3.95 $, lượng cung lại lớn hơn lượng cầu, tồn tại dư cung hay còn gọi là dư thừa hàng hoá. Trong trường hợp này không phải là tất cả các hãng đều bán được lượng hàng như hãng mong muốn, các hãng sẽ giảm giá bán để thu hút thêm khách hàng, khi giá giảm, lợi nhuận của hãng giảm xuống, hãng sẽ muốn cung ít hàng hóa hơn và do đó lượng cung giảm. Trong khi đó, theo luật cầu, khi giá hàng hóa giảm, người tiêu dùng muốn mua nhiều hàng hóa hơn, lượng
P $/kg $/kg S1 3.30 D1 Q ngh×n tÊn/n¨m 2.65 3.95 194 207 220 233 246
Qe=220 Q ngh×n tÊn/n¨m P $/kg S1 pe =3.30 D1 E
cầu giảm, Sức ép giảm giá này sẽ tiếp tục cho tới khi không còn tình trạng dư thừa- tức là lượng cung bằng lượng cầu ở mức giá 3.3 $/kg.
Tóm lại, Hiện tượng dư thừa hoặc thiếu hụt tạo ra sức ép thay đổi giá cả hàng hóa và thị trường luôn có xu hướng thay đổi giá để đạt được mức giá cân bằng khi không còn dư thừa hoặc thiếu hụt.