Giá của ngàn h mục tiêu của độc quyền tập đoàn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 104 - 106)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

6.5.4 Giá của ngàn h mục tiêu của độc quyền tập đoàn

Mục tiêu của toàn ngành là tối đa hóa lợi nhuận nhưng lại gặp khó khăn khi đưa ra mức giá chung cho toàn ngành do đòi hỏi các hãng phải có quan điểm chung về đường cầu của ngành và phải thoả mãn với tỷ trọng thị trường nhất định cũng như phải được phối hợp một cách chính xác.

Việc xác định sản lượng của ngành là tương đối dễ theo quy tắc tối đa hoá lợi nhuận. nhưng các hãng độc quyền tập đoàn lại gặp khó khăn trong việc phân chia sản lượng giữa các hãng. Điều này phụ thuộc vào độ lớn tương đối của các công ty và khả năng đàm phán của họ.

Các công ty có thể thông đồng với nhau để hạn chế sự cạnh tranh giữa họ. Tuy nhiên điều này có hại cho người tiêu dùng giống như độc quyền và chính phủ thường ra các luật cấm chuyện đó. Chính vì vậy các hãng độc quyền tập đoàn sẽ tìm cách khác như chỉ đạo giá. Chỉ đạo giá là một cách định giá của thị trường độc quyền tập đoàn cho phép một hãng tạo ra giá thị trường cho tất cả các hãng khác của ngành. Thông thường các công ty có tỷ trọng thị trường lớn sẽ người chỉ đạo giá. Mỗi khi giá này được hình thành nó sẽ duy trì trong một thời gian nhất định vì đường cầu bị gãy khúc.

TÓM TẮT

Thị trường gồm hai phần cung và cầu. Sự tương tác giữa cung và cầu hình thành giá và lượng cân bằng. Các nhà kinh tế phân loại thị trường theo các tiêu thức về số lượng người mua và bán, sản phẩm, cản trở xâm nhập và rút khỏi thị trường và các hình thức cạnh tranh

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo có nhiều người mua và người bán, sản phẩm đồng nhất, thông tin hoàn hảo và cản trở xâm nhập và rút lui khỏi thị trường bằng không

Hãng cạnh tranh hoàn hảo không có sức mạnh thị trương, hãng là người chấp nhận giá đối diện với đường cầu nằm ngang. Hãng cạnh tranh hoàn hảo sản xuất sản lượng tại đó chi phí cân biện bằng giá. Hãng sẽ đóng cửa sản xuất khi P ≤ AVCmin

Thị trường độc quyền có một hãng sản xuất duy nhất, sản phẩm độc quyền không có hàng hóa thay thế gần gũi, cản trở xâm nhập và rút khỏi thị trường rất lớn

Các nguyên nhân dẫn tới độc quyền là quy định của chính phủ, bản quyền hoặc phát minh, sở hữu đầu vào chiến lược và tính kinh tế của quy mô.

Nhà độc quyền tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MR = MC

Nhà độc quyền sản xuất ít hơn cạnh tranh hoàn hảo, đặt giá cao hơn và gây ra phần mất không đói với xã hội

Hãng cạnh tranh độc quyền có đường cầu nghiêng xuống và tối đa hóa lợi nhuận tại mức sản lượng có MR= MC. Trong dài hạn lợi nhuận sẽ tiến tới không

Thị trường độc quyền tập đoàn có một số ít hãng sản xuất, các hãng này phụ thuộc lẫn nhau khi đưa ra quyết định, cản trở xâm nhập và rút lui khỏi thị trường tương đối lớn

Các hãng độc quyền tập đoàn có đường cầu gẫy khúc vì sự thay đổi giá của một hãng sẽ gây ra phản ứng của các đối thủ trong ngành

Chương 7. THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trong các chương trước chúng ta nghiên cứu kinh tế thị trường hoạt động trên cơ sở tương tác của các lực lượng cung và cầu. Nền kinh tế thị trường hoạt động rất hiệu quả và giải quyết tương đối tốt ba vấn đề kinh tế cơ bản. Tuy nhiên, các chương trước chưa đề cập đến thương mại quốc tế diễn ra giữa các quốc gia với nhau. Chương này chúng ta sẽ nghiên cứu một số chính sách liên quan đến thương mại quốc tế.

Nội dung:

- Lợi ích của thương mại quốc tế + Lợi thế tuyệt đối

+ Lợi thế so sánh

+ Lợi ích và chi phí hoạt động xuất khẩu + Lợi ích và chi phí hoạt động nhập khẩu - Các tác động của Chính phủ lên thương mại quốc tế

+ Ảnh hưởng của thuế nhập khẩu + Ảnh hưởng của hạn ngạch xuất khẩu + Hàng rào bảo hộ thương mại phi thuế quan

Mục đích:

 Giúp học viên nắm được khái niệm về lợi ích của thương mại quốc tế  Giúp học viên phân biệt các chính sách khác nhau về thương mại quốc tế

Tình huống dẫn nhập

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)