Hàng hoá công cộng Khái niệm

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 119 - 120)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

7.2.2 Hàng hoá công cộng Khái niệm

Khái niệm Q P MPC MSC D Q0 Q1 E0 P1 E1 P0 F

Hàng hoá công cộng là những hàng hoá và dịch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng. Hàng hoá công cộng thuần tuý có hai đặc tính chủ yếu là tính không cạnh tranh trong tiêu dùng và tính không loại trừ trong tiêu dùng.

Ví dụ: - An ninh quốc phòng - Đèn hải đăng

- Hệ thống biển báo giao thông - Sóng truyển hình công cộng  Đặc điểm

+ Tính không cạnh tranh trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng tức là mỗi người tiêu dùng tăng thêm không làm ảnh hưởng đến khối lượng cho người khác tiêu dùng. Việc một nhà bắt song truyển hình quốc gia không làm giảm phần sóng của các gia đình khác.

+ Tính không loại trừ trong tiêu dùng của hàng hoá công cộng có nghĩa là không có cách gì ngăn cản được người tiêu dùng nhất định tiêu dùng. Điều này được biết đến như vấn đề “kẻ ăn không" hay đây là hiện tượng tiêu dùng tự do – tiêu dùng mà không cần phải trả tiền.

Ví dụ: An ninh quốc phòng là hàng hóa công cộng thuần túy. Khi một người được quốc phòng bảo vệ, nó không có nghĩa là bất kỳ một người nào khác được bảo vệ ít hơn. Không một ai có thể ngăn chặn các công dân được hưởng lợi ích từ quốc phòng cho dù họ có trả phí hay không. Đó chính là tính không cạnh tranh và không loại trừ của hàng hóa công cộng thuần túy.

Tính không hiệu quả của thị trường

Do hàng hóa công cộng có tính không cạnh tranh và không loại trừ nên không thể ngăn cản người tiêu dùng sử dụng miễn phí các hàng hóa/dịch vụ đó. Do đó, việc tư nhân cung cấp hàng hóa công công này theo cơ chế thị trường là không hiệu quả do nhà sản xuất không thể đặt giá và thu phí được cho mỗi đơn vị hàng hóa họ cung cấp. Giả sử có một hãng xây cột hải đăng và bán dịch vụ đó cho một nhà thuyền lớn, lợi ích của riêng cá nhân nhà thuyền đó là được thắp sáng khi đi trên biển nhưng họ lại không thể ngăn cản những nhà thuyền khác là những “kẻ ăn không” sử dụng ánh sáng từ ngọn hải đăng đó khi họ đi trên biển. Do đó, lợi ích cá nhân của sản xuất hàng hoá công cộng thấp hơn là lợi ích xã hội tương ứng. Nói một cách khác thị trường hoàn toàn thất bại trong thị trường hàng hóa công cộng.

Cách khắc phục

Nhà nước cung cấp hàng hóa công cộng hoặc đảm bảo tài chính cho các hãng tư nhân cung cấp hàng hóa công cộng hoặc cá nhân hóa hàng hóa công cộng.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 119 - 120)