1 Tổng chi phí Chi phí cố địn h Chi phí biến đổ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 73 - 80)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

5.2.3. 1 Tổng chi phí Chi phí cố địn h Chi phí biến đổ

Tổng chi phí (TC) là toàn bộ các chi phí để sản xuất ra sản phẩm.

Chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thể về sản xuất quần áo trẻ em. Để đơn giản vấn đề chúng ta chỉ xét các nguồn tài nguyên sau đây: Nhà máy, máy khâu, vải và lao động. Giả sử để sản xuất

10 bộ quần áo trẻ em mỗi ngày, cần 1 máy khâu, 1 lao động, 7,5 mét vải. Nhà máy và máy khâu được hãng thuê theo hợp đồng, giá trị thị trường của từng yếu tố được xác định như sau:

Bảng 5.3. Các chi phí của sản xuất 10 bộ quần áo

Đầu vào Giá trị thị trường (1000 đồng)

Thuê nhà máy 100

Tiền thuê/khấu hao máy khâu 20

Lao động 10

Vải 75

Tổng chi phí 205

Tổng chi phí sẽ thay đổi một khi mức sản lượng thay đổi song không phải mọi chi phí đều tăng lên theo sản lượng. Người ta phân biệt hai loại chi phí: Chi phí cố định (FC) và chi phí biến đổi (VC).

- Chi phí cố định( FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Trong ví dụ trên đây thì tiền thuê nhà máy, tiền thuê máy khâu là chi phí cố định. Nói rộng ra chi phí cố định là những chi phí mà hãng phải thanh toán dù không sản xuất ra 1 sản phẩm nào.

- Chi phí biến đổi(VC) là những chi phí phụ thuộc vào các mức sản lượng, tăng giảm cùng với việc tăng giảm của sản lượng. Chẳng hạn như tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân… Trong ví dụ của chúng ta chi phí biến đổi bao gồm: tiền công (10.000đ), tiền vải (75.000đ).

- Tổng chi phí TC là tổng của chi phí cố định FC và chi phí biến đổi VC ở mọi mức sản lượng.

Mối quan hệ và hình dạng của các chi phí tổng được thể hiện ở hình 5.3. Đường biểu diễn FC là đường nằm ngang vì chi phí cố định không thay đổi theo sản lượng Q. Đường biểu diễn chi phí biến đổi VC có xu hướng tăng và đi qua gốc O phản ánh khi chưa sản xuất thì không có tiền mua nguyên, nhiên vật liệu, tiền lương công nhân…. Đường biểu diễn tổng chi phí TC có được bằng cách tịnh tiến đường VC lên phía trên 1 khoảng đúng bằng chi phí cố định vì TC = FC + VC. Ngoài ra đường biểu diễn TC phải bắt đầu tại FC vì ở mức sản lượng bằng 0 thì tổng chi phí chính là chi phí cố định hay FC = TCQ=0 sau đó tăng khi mức sản lượng tăng lên. Trên đồ

thị 2 đường biểu diễn TC và VC luôn cách đều nhau/ “song song” vì khoảng cách giữa 2 đường chính là chi phí cố định FC = TC -VC Hình 5.3. Các chi phí tổng TC, FC và VC 5.2.3.2 . Các chi phí bình quân

Tổng chi phí bình quân( ATC ) hay chi phí trung bình là chi phí tính trên một đơn vị sản phẩm. Trong ví dụ của chúng ta là chi phí sản xuất ra một bộ quần áo trẻ em. Để tính được tổng chi phí bình quân, ta lấy tổng chi phí chia cho sản lượng. Chẳng hạn tại mức sản lượng 10 bộ quần áo trẻ em, chi phí bình quân là ATC = TC/Q = 20,5 nghìn đồng (= 205.000đ:10 bộ)

Chi phí cố định bình quân (AFC) là tổng chi phí cố định tính trên một đơn vị sản phẩm: AFC = FC/ Q.

Chi phí biến đổi bình quân (AVC) là tổng chi phí biến đổi tính trên một đơn vị sản phẩm: AVC = VC/ Q.

Tổng chi phí bình quân có thể tính bằng tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân. Q VC FC Q TC ATC    Q VC Q FC  

Hay ATC = AFC + AVC.

Các đường chi phí bình quân

 FC FC VC TC Chi phí 0 Sản lượng (Q)

Chi phí cố định không đổi tại mọi mức sản lượng nên tại mức sản lượng thấp chi phí cố định bình quân (AFC) cao hơn ở những mức sản lượng lớn, do đó, đường AFC dốc xuống và tiệm cận đến trục sản lượng. Doanh nghiệp muốn giảm chi phí sản xuất bình quân thì phải sử dụng triệt để các tài sản cố định như nhà máy và thiết bị.

Hình dạng của AVC do quy luật năng suất cận biên của lao động giảm dần chi phối. Ta thấy chi phí nguyên vật liệu đầu vào không thay đổi nhưng ban đầu, năng suất lao động của những lao động đầu tiên tăng lên làm cho chi phí biến đổi bình quân giảm xuống. Nhưng năng suất cận biên của lao động chỉ tăng đến một mức nhất định rồi sẽ giảm nên chi phí biến đổi bình quân giảm xuống đến mức thấp nhất sẽ lại tăng lên. Do đó, đường biểu diễn chi phí biến đổi bình quân có dạng hình chữ U. Chứng minh: 𝐴𝑉𝐶 = 𝑉𝐶 𝑄 = 𝑤𝐿 𝑄 = 𝑤 𝐴𝑃𝐿

AVC có dạng ngược lại với APL mà APL có dạng hình quả chuông và có điểm APL nên AVC có dạng hình chữ U và có AVCmin.

Đường tổng chi phí bình quân (ATC) cũng có dạng hình chữ U và đáy hình chữ U là chi phí bình quân tối thiểu. Ở những mức sản lượng nhỏ, doanh nghiệp tăng sản lượng thì AFC giảm mạnh lấn át sự tăng lên của AVC nên ATC giảm xuống. ATC sẽ giảm đến mức ATCmin và sau đó sẽ tăng lên do lúc này khi doanh nghiệp tăng sản lượng thì AFC lại giảm ít còn AVC lại tăng mạnh do ở mức sản lượng càng lớn thì năng suất cận biên càng giảm nhiều hơn, thậm chí còn âm.

Ở những mức sản lượng nhỏ ban đầu, chi phí cố định bình quân còn lớn nên khoảng cách giữa AVC và ATC còn rộng, sau đó chi phí cố định bình quân AFC giảm dần nên AVC tiệm cận dần với ATC.

Điểm M là điểm tổng chi phí bình quân tối thiểu (ATCmin). Đây là điểm sản xuất mà doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí ít nhất, đối với xã hội thì đây là điểm tiêu hao một lượng tài nguyên ít nhất để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

Hình 5.4. Các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn 5.2.3.3 . Chi phí cận biên

Chi phí cận biên (MC) là tổng chi phí tăng thêm để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Ta có công thức xác định như sau:

MC = TC/Q = (TC)’Q .

Đặc biệt khi Q =1 thì MC = TC

Nói chung chi phí cận biên có dạng hình chữ U, song trong một số trường hợp nhất định nó cũng có thể có hình dạng bậc thang hoặc liên tục tăng dần, chẳng hạn khi cần nhanh chóng tăng sản lượng hãng phải huy động vào sản xuất cả những máy móc, thiết bị kém hoàn hảo, kỹ thuật lạc hậu khi ấy chi phí sản xuất sẽ cao.

Tuy nhiên chúng ta thấy rằng để sản xuất thêm một sản phẩm hãng sẽ chỉ phải bỏ thêm các khoản chi phí biến đổi còn chi phí cố định vẫn không thay đổi. Nghĩa là chi phí cận biên (MC) không phụ thuộc vào chi phí cố định (FC). Hay nói cách khác chi phí cận biên biểu thị mức thay đổi của tổng chi phí biến đổi VC khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm.

Chi phí cận biên

Thay đổi của tổng sản lượng Thay đổi của tổng chi phí =

Chi phí cận biên

Thay đổi của tổng sản lượng Thay đổi của chi phí biến đổi = AFC ATC AVC P Q M ATCmin AVCmin 0

MC = VC/Q= (VC)’Q .

Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân, dễ thấy cũng tương tự như quan hệ giữa năng suất cận biên và năng suất bình quân. Chừng nào chi phí cận biên thấp hơn tổng chi phí bình quân thì nó kéo chi phí bình quân xuống, khi chi phí cận biên vừa bằng chi phí bình quân thì chi phí bình quân không tăng, không giảm và ở vào điểm tối thiểu. Ngược lại khi chi phí cận biên cao hơn chi phí bình quân thì tất yếu nó sẽ đẩy chi phí bình quân lên.

Hình 5.5. Mối quan hệ giữa các đường ATC, AVC và MC

Mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân cũng tương tự như năng suất cận biên và năng suất bình quân. Khi chi phí cận biên thấp hơn tổng chi phí bình quân thì nó kéo chi phí bình quân xuống, khi chi phí cận biên vừa bằng chi phí bình quân thì chi phí bình quân không tăng, không giảm và ở vào điểm tối thiểu. Ngược lại khi chi phí cận biên cao hơn chi phí bình quân thì nó sẽ đẩy chi phí bình quân lên.

Nếu MC < ATC thì kéo ATC xuống Nếu MC > ATC thì đẩy ATC lên Nếu MC = ATC thì ATC đạt nhỏ nhất

Đường chi phí cận biên cắt ATC và AVC tại điểm ATCmin và AVCmin. Q AVC MC = ATC MC AFC ATC MC = AVC N M $ Q2 Q1

Chứng minh:

ATCmin khi (ATC)’Q = 0

(TC/Q)’Q = 0 (𝑇𝐶) 𝑄∗𝑄−𝑇𝐶∗𝑄𝑄 𝑄2 = 0  𝑀𝐶 −𝑇𝐶 𝑄 = 0  MC = ATC

Vậy, MC cắt ATC tại điểm ATCmin Ta có: 𝑀𝐶 =∆𝑉𝐶 ∆𝑄 =𝑤∗∆𝐿 ∆𝑄 = 𝑤 ∆𝑄/∆𝐿= 𝑤 𝑀𝑃𝐿 𝐴𝑉𝐶 = 𝑉𝐶 𝑄 = 𝑤𝐿 𝑄 = 𝑤 𝐴𝑃𝐿 MC = AVC MPL = APL

Phần trước ta đã chứng minh được MPL = APL tại điểm APL max, mà AVC = w/APL nên AP

5.3. LỢI NHUẬN

5.3.1. Khái niệm và công thức tính

Lợi nhuận là chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí sản xuất (TC) trong một khoảng thời gian xác định.

Có 2 công thức chính để tính lợi nhuận như sau: Tổng lợi nhuận chính là hiệu số giữa tổng doanh thu từ việc bán sản phẩm và tổng chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng.

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Hoặc chúng ta cũng có thể tính lợi nhuận bằng cách xác định lợi nhuận của một đơn vị sản phẩm và nhân số đó với sản lượng: Tổng lợi nhuận = lợi nhuận đơn vị x lượng bán

Trong đó: Lợi nhuận đơn vị = giá bán - tổng chi phí bình quân

ở đây tổng chi phí bình quân của đơn vị sản phẩm sẽ bằng tổng chi phí chia cho sản lượng sản xuất ra.

Viết ở dạng biểu thức toán học thì (Q) = TR(Q) - TC(Q) hay  = Q (P - ATC) (với các ký hiệu  là lợi nhuận, TR là tổng doanh thu, TC là tổng chi phí, Q là số lượng hàng hóa, P là giá, ATC là tổng chi phí bình quân cho một đơn vị sản phẩm). Công thức thứ hai cho thấy tổng lợi nhuận của hãng phụ thuộc không chỉ lợi nhuận bình quân mà còn phụ thuộc lượng bán. Vì vậy khi hãng đạt lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm cao nhất thì chưa chắc tổng lợi nhuận tối đa.

Cần phân biệt lợi nhuận và thặng dư sản xuất (PS)

Thặng dư sản xuất = Tổng doanh thu - Tổng chi phí biến đổi

PS(Q) = TR(Q) - VC(Q)

Vì vậy Lợi nhuận = Thặng dư sản xuất - Tổng chi phí cố định

Hay (Q) = PS(Q) – FC

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 73 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)