Hạn ngạch sản xuất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 112 - 113)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

7.2.1.2. Hạn ngạch sản xuất

Chính phủ còn có thể làm giá sản phẩm nào đó tăng bằng cách làm giảm cầu. Chính phủ chỉ cần quy định hạn ngạch cho người sản xuất bao nhiêu và giá cả có thể bị đẩy lên tới bất kỳ mức mong muốn nào.

Trong hình 7.7 cho thấy giá có thể được nâng cao như thế nào khi giảm bớt lượng cung bằng quy định hạn ngạch vì đường cung hoàn toàn không co giãn ở lượng cung là Q1 và giá thị trường sẽ tăng từ P0 lên PS. Thay đổi trong thăng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất được xác định như sau:

ΔCS = -A-B

ΔPS = A – C + số chi trả vì không sản xuất

Do các nhà sản xuất tiếp nhận mức giá cao hơn để sản xuất Q1, tương ứng với số được trong thặng dư ở hình chữ nhật A. Nhưng do sản xuất giảm từ Q0 xuống Q1 nên có số mất trong thặng dư sản xuất là tam giác C. Cuối cùng, người sản xuất nhận được của chính phủ một số tiền như là một yếu tố khuyến khích giảm sản xuất.

Cái giá mà chính phủ phải trả do quy định hạn ngạch là khoản khuyến khích các nhà sản xuất giảm đầu ra xuống Q1. Yếu tố khuyến khích này ít nhất cũng phải bằng B+C+D vì đó là lợi nhuận gia tăng có thể được tạo ra do có mức giá PS lớn hơn (mức giá cao khuyến khích nhà sản

Q1 Q0 Q2 S D + Qg Qg A B D P PS P0 D Q

xuất sản xuất ra nhiều hơn nhưng chính phủ cố gắng làm cho họ sản xuất ít đi). Do đó, cái giá mà chính phủ phải trả ít nhất là B+C+D và tổng số thay đổi trong thặng dư sản xuất lúc này là:

ΔPS = A – C + B + C + D = A + B + D

Tuy nhiên, việc quy định hạn ngạch còn tốn kém hơn cho xã hội so với việc cung cấp tiền cho người sản xuất. Theo quy định hạn ngạch phân tích ở đây, tổng số thay đổi trong phúc lợi xã hội (tức là cái giá chính phủ phải trả) là:

ΔNSB = - A – B + A + B + D - B – C – D = - B - C

Hình 7.7. Hạn ngạch sản xuất

Rõ ràng là xã hội sẽ tốt hơn nếu chính phủ chỉ cho người sản xuất A + B + D còn để mặc giá cả và đầu vào. Nhà sản xuất sẽ được A + B + D và chính phủ sẽ mất A + B + D, tổng số thay đổi trong phúc lợi xã hội sẽ bằng không thay vì mất B + C. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế không phải lúc nào cũng là mục tiêu trong chính sách của chính phủ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)