Nguyên nhân dẫn đến độc quyền

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 93 - 94)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

6.3.2 Nguyên nhân dẫn đến độc quyền

Bằng sáng chế (bản quyền): Một hãng có thể đạt được vị trí độc quyền nhờ có được bản quyền đối với sản phẩm hoặc qui trình công nghệ nhất định. Ví dụ ở Mỹ luật về bảo hộ bản quyền cho phép nhà phát minh có quyền sử dụng độc quyền sáng chế của mình trong 17 năm. Như vậy không một ai có quyền được sử dụng sáng chế đó. Luật này đã khuyến khích việc phát minh sáng chế để đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Kiểm soát các yếu tố đầu vào: Một hãng có thể trở thành độc quyền khi nó kiểm soát được toàn

bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra một loại sản phẩm nào đó. Ví dụ Công ty Niken của

q q* MC=S P=MR P PS P*

Canađa kiểm soát 9/10 sản lượng Niken trên thế giới và nó có sức mạnh ghê gớm trong việc sản xuất các sản phẩm từ niken

Quy định của chính phủ: Một hãng có thể trở thành độc quyền nhờ các qui định của chính

phủ. Chính phủ có thể uỷ thác cho một hãng nào đó quyền được bán hoặc cung cấp những loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

Độc quyền tự nhiên: Một số ngành sản xuất có tính kinh tế của quy mô. Điều đó có nghĩa là

khi quy mô (sản lượng) tăng lên thì chi phí bình quân sẽ giảm xuống. Tính kinh tế của quy mô cho phép một hãng lớn có lợi thế hơn các hãng nhỏ. Và do vậy, tính kinh tế của quy mô sẽ là “một hàng rào tự nhiên” đối với việc xâm nhập thị trường. Thí dụ dịch vụ công cộng thường mang tính chất độc quyền như dịch vụ điện thoại, điện tín, sản xuất và phân phối điện.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)