Ứng dụng phân tích thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong trường hợp giá sàn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 109 - 111)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

7.1.2. Ứng dụng phân tích thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trong trường hợp giá sàn

giá sàn

Chính phủ can thiệp vào thị trường thông qua giá sản nhằm bảo hộ cho người sản xuất và giá đó lớn hơn giá cân bằng trên thị trường (luật tiền lương tối thiểu, chính sách giá nông nghiệp trong những năm được mùa…). Chính phủ trực tiếp quy định giá và coi mọi mức giá thấp hơn giá sàn là bất hợp pháp.

Theo hình 7.4, mức giá PF biểu thị giá tối thiểu do Chính phủ ấn định. Khi đó, do giá cao hơn giá cân bằng nên xuất hiện trang thái dư thừa thị trường (Q2-Q3). Bây giờ chúng ta nghiên cứu sự thay đổi trong thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất.

S D D S QS A P PC P0 Q QD C B 0 Q* D C A P P0 PF B D

110

Hình 7.4. Tác động của giá sàn

Người tiêu dùng bây giờ phải trả một mức giá cao hơn giá cân bằng nên sẽ bị mất một phần trong thặng dư và lượng mất này được biểu thị bằng hình chữ nhật A trong hình 7.4. Một số người tiêu dùng bị đẩy ra ngoài thị trường vì giá cao hơn với lượng tổn thất về thặng dư là hình tam giác B. Do đó tổng lượng tổn thất trong thặng dư tiêu dùng là:

ΔCS=-A-B

Như vậy người tiêu dùng bị thiệt dó chính sách giá tối thiểu (giá sàn).

Người sản xuất nhận được mức giá cao hơn cho các đơn vị sản phẩm bán ra do đó có sự gia tăng thặng dư được biểu thị bằng hình chữ nhật A (là phần chuyển giao từ thặng dư tiêu dùng sang thặng dư sản xuất). Nhưng do lượng bán giảm từ Q0 đến Q3 đưa đến kết quả là lượng mất trong thăng dư sản xuất là tam giác C. Cuối cùng, chúng ta hãy xem xét chi phí của người sản xuất để mở rộng sản xuất từ Q0 đến Q2. Vì họ chỉ bản được Q3 nên không có thu nhập để bù đắp chi phí sản xuất từ Q3 đến Q2. Số chi phí này là diện tích dưới đường cung từ Q3 đến Q2 và được biểu thị bằng hình thang vuông D. Như vậy, tổng số thay đổi trong thặng dư sản xuất sẽ là:

ΔPS=A-C-D

Biết rằng hình thang D có thể là rất lớn nên một mức giá tối thiểu thậm chí đưa đến kết quả là tổn thất ròng trong thặng dư chỉ của người sản xuất.

Một ví dụ về giá tối thiểu là Chính phủ áp đặt luật về tiền lương tối thiểu. Điều này được minh họa trên hình 7.5, trong đó đường cung ứng với lượng cung lao động và đường cầu là lượng cầu lao động tại các mức tiền công. Khi tiền lương được đăt ở wmin cao hơn tiền công cân bằng trên thị trường thì những người lao động có thể tìm được việc sẽ nhận mức tiền công cao hơn. Tuy nhiên, một số người muốn làm việc lại không có khả năng được như vậy. Chính sách này đem đến kết quả là nạn thất nghiệp trong hình 7.5 là L2-L1.

SC C A w w0 wmin B

Hình 7.5. Tiền lương tối thiểu

Tiền lương trên thị trường là w0 nhưng các hãng không được phép trả lương dưới mức wmin. Điều đó đưa đến lượng thất nghiệp là L2-L1 và tổn thất về phúc lợi xã hội được biểu thị bằng hai tam giác B và C.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 109 - 111)