Thương mại quốc tế và lợi ích 1 Trợ giá và hạn ngạch sản xuất

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 111 - 112)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

7.2. Thương mại quốc tế và lợi ích 1 Trợ giá và hạn ngạch sản xuất

7.2.1. Trợ giá và hạn ngạch sản xuất

Ngoài việc áp đặt giá tối thiểu (giá sàn), Chính phủ có thể nâng cao giá một loại sản phẩm nào đó bằng nhiều phương pháp khác như trợ giá thương kết hợp với việc khuyến khích giảm hay hạn chế sản xuất.

7.2.1.1. Trợ giá

Tại nhiều quốc gia trên thế giới trợ giá nhằm mục đích nâng cao giá một số sản phẩm sao cho các nhà sản xuất những sản phẩm đó nhận được doanh thu cao hơn. Một trong những phương pháp đó là chính phủ ấn định một mức giá PS và mua bất kỳ một mức sản lượng cần thiết để giữ giá thị trường ở mức đó. Hình 7.6 minh họa điều đó. Chúng ta sẽ xem xét số được và số mất của người sản xuất, người tiêu dùng và chính phủ do việc đặt giá gây ra.

Tại mức giá PS, lượng cầu của người tiêu dùng giảm còn Q1 nhưng lượng cung tăng lên thành Q2. Để giữ mức giá đó và tránh cho những người sản xuất khỏi phải tồn kho quá nhiều thì Chính phủ phải mua phần dư thừa (Qg=Q2-Q1). Như vậy chính phủ đã bổ sung lượng cầu của mình vào lượng cầu của người tiêu dùng và do đó người sản xuất có thể bán toàn bộ lượng muốn bán tại mức giá PS.

Những người tiêu dùng nào mua sản phẩm đó phải trả giá PS cao hơn thay vì giá P0 nên phải chịu phần mất trong thăng dư tiêu dùng được biểu thị bằng hình chữ nhật A. Nhưng người tiêu dùng khác không mua hoặc mua ít đi sản phẩm đó nên phần mất của họ là tam giác B. Như vậy, tổng số mất của người tiêu dùng là ΔCS=-A-B.

Mặt khác, người sản xuất được do bán số lượng lớn hơn là Q2 với mức giá cao hơn là PS

nên tổng thặng dư sản xuất tăng thêm là ΔPS=A+B+D. Nhưng ở đây cũng có cái giá mà chính phủ phải trả là PS.(Q2-Q1), tức là số tiền phải trả cho mức sản lượng chính phủ phải mua để duy trì mức giá đó. Trong hình 7.6 đó là hình chữ nhật chấm chấm.

Tổng giá trị phúc lợi xã hội phải trả cho chính sách đó được xác định bằng cộng lượng thay đổi trong thăng dư tiêu dùng với số thay đổi trong thặng dư sản xuất rồi trừ đi cái giá mà chính phủ phải trả như sau:

ΔCS + ΔPS – phần chính phủ phải trả = D – (Q2 – Q1).PS.

Theo hình 7.6, tổn thất của phúc lợi xã hội nói chung được biểu thị bằng hình chữ nhật lớn chấm chấm trừ đi tam giác D.

Hình 7.6. Trợ giá

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 111 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)