Đường cầu và đường doanh thu cận biện của độc quyền

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 94 - 95)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

6.3.3 Đường cầu và đường doanh thu cận biện của độc quyền

Sự xuất hiện độc quyền đã xoá sạch sự khác biệt giữa đường cầu thị trường và đường cầu của nhà độc quyền. Trong độc quyền chỉ có một hãng sản xuất duy nhất do đó đường cầu thị trường chính là đường cầu của hãng độc quyền. Chúng là những đường nghiêng xuống về phía bên phải quen thuộc khác hẳn với đường cầu nằm ngang trong cạnh tranh hoàn hảo.

Ta nhận thấy rằng trong điều kiện độc quyền để bán được số lượng hàng nhiều hơn thì giá bán sẽ giảm xuống theo quy luật cầu. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi của doanh thu cận biên. Doanh thu cận biên thể hiện sự thay đổi của tổng doanh thu do lượng bán tăng thêm một đơn vị.

Vì lượng hàng được bán thêm chỉ khi giá hạ nên doanh thu cận biên luôn nhỏ hơn giá bán ở mọi sản lượng như ta thấy rõ trên đồ thị 6.9. Ta thấy rằng đường doanh thu cận biên nằm dưới đường cầu (giá bán) ở mọi điểm trừ điểm đầu tiên. Ngoài ra, chúng ta cần lưu ý rằng khác với giá bán, doanh thu cận biên có thể có giá trị lớn hơn không, nhỏ hơn không hoặc bằng không

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Giá Giá (triệu đồng) Sản lượng 13 12 11 10 9 8 7 6 5 4 3 D MR

Hình 6.9. Đường cầu và đường doanh thu cận biên của độc quyền bán

Chứng minh:

Đường cầu (D): P = aQ + b (a< 0) AR = TR/Q = P*Q/Q = P

=> Đường AR chính là đường cầu TR = P*Q = (aQ + b)*Q = aQ2 + bQ MR = 2aQ + b

Do a < 0 => MR < P và độ dốc của đường MR là 2a gấp đôi độ dốc của đường cầu là a

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)