Các ảnh hưởng ngoại ứng

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 118 - 119)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

7.2.1 Các ảnh hưởng ngoại ứng

Ảnh hưởng ngoại ứng là tác động của quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng tới thành viên thứ ba không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng đó mà không được phản ánh qua giá cả thị trường.

Ảnh hưởng ngoại ứng có thể phát sinh trong tiêu dùng hay trong sản xuất và có thể mang tính tích cực hoặc mang tính tiêu cực. Các ảnh hưởng tiêu cực gây ra chi phí đối với thành viên thứ ba còn các ảnh hưởng tích cực mang lại lợi ích cho các thành viên thứ ba. Những thành viên thứ ba này không nhận được sự thanh toán hay phải trả chi phí thích hợp.

Ảnh hưởng ngoại ứng tích cực

+ Ảnh hưởng ngoại ứng tích cực trong sản xuất: Một công ty mở một nhà máy mới phải cải tạo con đường đất dẫn vào nhà máy từ quốc lộ để thuận tiện cho việc vận chuyển của nhà máy. Nhờ đó, thay vì phải đi đường đất cũ người dân xung quanh được đi con đường nhựa rộng rãi mà không phải trả một chi phí nào.

+ Ảnh hưởng ngoại ứng tích cực trong tiêu dùng: trong khu nhà tập thể, một nhà mắc một bong điện ra ngoài cửa để cho gia đình mình đi lại thuận tiện khi trời tối. Nhờ bóng điện này mà nhà bên cạnh cũng được sang và đi lại cũng dễ dàng hơn vào buổi tối. Những gia đình hàng xóm không hề phải trả tiền cho nhà này. Ngoài ra, việc tiêm phòng, sửa sang nhà cửa, học tập cũng là hành vi tiêu dùng có ảnh hưởng ngoại ứng tích cực.

Ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực

+ Ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực trong sản xuất: Vedan sản xuất thải chất thải nhiễm độc ra dòng sông Thị Vải làm cho dòng sông bị ô nhiễm và cá chết. Điều nảy ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh và những ngư dân đánh cá ở dòng sông này mà họ lại không được nhận khoản thanh toán nào cho những thiệt hại đó từ phía Vedan khi chưa có chính quyền đứng lên bảo vệ người dân. Tiếng ồn công nghiệp cũng là một tác động ngoại ứng tiêu cực do sản xuất gây.

+ Ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cưc: một người hút thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của những người xung quanh mà người này không phải trả một khoản tiền nào cho điều mình gây ra. Nghe nhạc to ảnh hưởng đến gia đình bên cạnh cũng là tiêu dùng có tác động ngoại ứng tiêu cực.

Tính không hiệu quả của thị trường

Các ảnh hưởng ngoại ứng là thất bại thị trường do gây ra phần mất không cho xã hội (chênh lệch giữa lợi ích hoặc chi phí giữa cá nhân và xã hội). Lấy ví dụ về công ty Vedan gây ra ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực.

MPC: là chi phí cận biên của doanh nghiệp MSC: chi phí cận biên xã hội

DWL = S∆E1FE0

Trên thực tế, việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường nước do chất thải đổ ra sông chưa qua xử lý. Sự ô nhiễm đó có thể gây ra các hậu quả như chết cá, ảnh hưởng đến nguồn sống của những người đánh cá - là các thành viên thứ ba không tham gia vào quá trình sản xuất này. Như vậy, việc sản xuất của Vedan đã gây ra các chi phí cho xã hội. Nếu tính đầy đủ các chi phí này cho doanh nghiệp thì chi phí đó sẽ được biểu diễn bằng đường chi phí cận biên xã hội (MSC).

Nếu đường cầu đối với sản phẩm của Vedan là đường D thì trạng thái cân bằng E0 với mức sản lượng Q0 tại đó chi phí cận biên cá nhân bằng giá. Tuy nhiên, tại mức sản lượng Q1 chi phí cận biên của xã hội vượt quá lợi ích cận biên. Xét trên giác độ xã hội, mức sản lượng mà xã hội mong muốn là mức sản lượng Q1 tại đó, chi phí cận biên xã hội bằng với lợi ích cận biên. Thị trường tự do không đạt được mức sản lượng mà xã hội mong muốn và chịu tổn thất lợi ích là diện tích hình tam giác E1FE0. Đó là thất bại của thị trường.

Như vậy, sự chênh lệch giữa chi phí (lợi ích) xã hội và cá nhân dẫn đến khối lượng hàng hoá thực tế được sản xuất bởi thị trường khác với khối lượng tối ưu về mặt xã hội. Trong trường hợp các ảnh hưởng ra bên ngoài tích cực thì có quá ít hàng hoá được sản xuất. Còn khi ảnh hưởng ra bên ngoài mang tính tiêu cực thì lại có quá nhiều hàng hoá được sản xuất. Kết quả là thị trường đưa ra một giải pháp không có hiệu quả vì các nhà sản xuất và người tiêu dùng đưa ra các quyết định tiêu dùng và sản xuất dựa trên chi phí và lợi ích cá nhân của bản thân họ, nó không phản ánh chi phí và lợi ích thực tế của toàn bộ xã hội.

Giải pháp khắc phục

Nhà nước đánh thuế đối với những tác nhân gây ra ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp cho những tác nhân gây ra ảnh hưởng ngoại ứng tiêu cực.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)