Khoảng thời gian khi giá thay đổ

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 45 - 47)

b. Tỷ lệ thu nhập chi tiêu cho hàng hoá

3.2.3.2 Khoảng thời gian khi giá thay đổ

Trong ngắn hạn, cung thường ít co giãn hơn. Lý do là trong thời gian ngắn, các hãng không thể dễ dàng thay đổi được quy mô nhà máy, máy móc, thiết bị, nhà xưởng để sản xuất nhiều hay ít hàng hóa hơn khi giá hàng hóa thay đổi. Ngay cả đối với những hãng có thể tăng sản lượng trong ngắn hạn thì do hạn chế mà các hãng gặp phải, việc tăng lượng cung nhanh sẽ rất tốn kém, do vậy cần có sự tăng giá rất mạnh để có động lực tăng thêm sản lượng chút ít trong ngắn hạn. Vì vậy, trong ngắn hạn, phản ứng của lượng cung đối với giá là tương đối yếu. Tuy nhiên, trong dài hạn, các hãng có thể xây thêm nhà máy mới hoặc đóng cửa nhà máy cũ, thay đổi được dây chuyền sản xuất hay nhà xưởng, thuê thêm lao động thậm chí có thể thay đổi công nghệ. Ngoài ra, các hãng mới có thể gia nhập thị trường, các hãng cũ có thể đóng cửa sản xuất và rời bỏ thị trường. Vì vậy, lượng cung dài hạn sẽ có phản ứng mạnh hơn đối với giá.

P

Q S S

0

(e) Cung hoàn toàn co giãn: độ co giãn bằng vô cùng

TÓM TẮT

Độ co giãn của cầu theo giá phản ánh độ nhạy cảm của lượng cầu khi giá hàng hóa thay đổi, và được đo bằng phần trăm thay đổi của lượng cầu chia cho phần trăm thay đổi của mức giá (các yếu tố khác giữ nguyên).

Tùy vào mức độ phản ứng của lượng cầu khi giá thay đổi, một hàng hóa có thể có cầu co giãn, cầu không co giãn, cầu co giãn đơn vị, cầu hoàn toàn co giãn hay cầu hoàn toàn không co giãn. Độ co giãn ở các điểm sẽ khác nhau dọc theo đường cầu tuyến tính.

Độ co giãn của cầu theo giá phụ thuộc vào: i) sự sẵn có của hàng hoá thay thế, ii) tỷ lệ thu nhập dùng để chi tiêu cho hàng hoá, iii) định nghĩa phạm vi thị trường, iv) khoảng thời gian khi giá thay đổi.

Tổng doanh thu và giá có mối quan hệ phụ thuộc vào độ co giãn của cầu theo giá: i) nếu cầu co giãn, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu tăng, ii) nếu cầu co giãn đơn vị, giá thay đổi không làm thay đổi tổng doanh thu, iii) nếu cầu không co giãn, giá giảm dẫn đến tổng doanh thu giảm.

Độ co giãn chéo của cầu cho biết phần trăm thay đổi của lượng cầu một hàng hoá khi giá hàng hóa khác thay đổi 1% (các yếu tố khác giữ nguyên). Độ co giãn chéo của cầu theo giá hàng hoá thay thế có giá trị dương và theo giá hàng hoá bổ sung có giá trị âm.

Độ co giãn của cầu theo thu nhập được tính là thay đổi phần trăm của lượng cầu chia cho thay đổi phần trăm của thu nhập (các yếu tố khác giữ nguyên). Khi độ co giãn của theo thu nhập trong khoảng từ 0 đến 1, cầu không co giãn theo thu nhập và hàng hóa được coi là thiết yếu. Khi độ co giãn của cầu theo thu nhập lớn hơn 1, cầu co giãn theo thu nhập và hàng hóa được coi là xa xỉ. Khi độ co giãn của cầu theo thu nhập nhỏ hơn 0, cầu giảm khi thu nhập tăng và hàng hoá được coi là thứ cấp.

Độ co giãn của cung đo lường mức độ phản ứng của lượng cung hàng hoá khi giá hàng hoá thay đổi (các yếu tố khác giữ nguyên), và được tính bằng thay đổi phần trăm của lượng cung chia cho thay đổi phần trăm của giá.

Tùy thuộc vào độ lớn của độ co giãn của cung, có thể phân loại cung hàng hóa là co giãn, không co giãn, co giãn đơn vị, hoàn toàn co giãn và hoàn toàn không co giãn. Độ co giãn điểm dọc theo đường cung thường là khác nhau.

Các yếu tố tác động đến độ co giãn của cung theo giá là: i) khả năng thay thế các yếu tố sản xuất và ii) khoảng thời gian khi giá thay đổi.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)