X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20
MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)
4.3.5. Cách thức xác định đường cầu
Xác định đường cầu bằng đồ thị: khi giá của hàng hóa X giảm xuống (giả sử thu nhập I và giá hàng hoá Y giữ nguyên) thì đường ngân sách của người tiêu dùng xoay ra bên ngoài từ vị trí ban đầu AB sang vị trí AB’ vì sức mua của người tiêu dùng đối với hàng hóa X tăng lên. Khi sức mua tăng lên, người tiêu dùng có thể mua nhiều hàng hóa hơn cả X và Y. Đường ngân sách mới sẽ tiếp xúc với một đường bàng quan xa hơn. Trạng thái cân bằng mới sẽ cho biết số lượng hàng hóa X và Y mà người tiêu dùng sẽ mua.
Hình 4.13a. Đường tiêu dùng- giá
Y
Đường tiêu dùng - giá E
X Y
Xe Ye
P1
P2
P3
Hình 4.13b. Rút ra đường cầu hàng hoá X dốc xuống
Tập hợp tất cả các điểm cân bằng đó gọi là đường tiêu dùng- giá. Đồng thời các điểm cân bằng đó cho ta biết lượng hàng hóa X được tiêu dùng ứng với mỗi mức giá của nó - đó là đường cầu đối với hàng hóa X. Kết quả trên có thể thấy trên hình 4.13a.
TÓM TẮT
Lý thuyết lợi ích đo được là lý thuyết đơn giản nhất (tất nhiên sẽ có nhiều hạn chế) đề cập
tới tiêu dùng cá nhân với đối tượng nghiên cứu là người tiêu dùng hợp lý được hiểu là hộ gia đình - một nhóm người sống cùng với nhau như một đơn vị ra quyết định tiêu dùng nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích với thu nhập nhất định (ràng buộc ngân sách).
Lợi ích (U) là sự thoả mãn và hài lòng có được khi tiêu dùng hàng hoá.
Tổng lợi ích (TU) được hiểu là toàn bộ sự thoả mãn và hài lòng khi tiêu dùng một số
lượng nhất định hàng hoá và dịch vụ.
Lợi ích và Tổng lợi ích là những khái niệm trừu tượng do đó để đo lợi ích người ta dùng một đơn vị qui ước gọi là Utils.
Lợi ích cận biên (MU) là lợi ích tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hoá nào đó
với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần được phát biểu là lợi ích cận biên của một hàng hoá
có xu hướng giảm xuống từ một thời điểm nào đó khi hàng hoá hoặc dịch vụ đó được tiêu dùng nhiều hơn trong một thời gian nhất định với điều kiện giữ nguyên mức tiêu dùng các hàng hoá khác. Hay nói cách khác mỗi đơn vị hàng hoá kế tiếp được tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích bổ sung (lợi ích cận biên) ít hơn đơn vị hàng hoá tiêu dùng trước đó.
x1 x2 x3 Qx
Quy luật lợi ích cận biên giảm dần gắn với tâm lý chủ quan của người tiêu dùng, nặng về định tính nhưng giải thích được vì sao đường cầu lại nghiêng xuống dưới về phía phải. Khi lợi ích cận biên của hàng hóa đo bằng giá, thì đường cầu giống như phần dương của đường lợi ích cận biên. Đường cầu thị trường là tổng cộng theo chiều ngang của các đường cầu cá nhân.
Thặng dư tiêu dùng(CS) là sự chênh lệch giữa giá mà người tiêu dùng sẵn sàng trả cho một hàng hoá và giá mà thực tế đã trả khi mua hàng hoá đó. Tổng hợp thặng dư tiêu dùng của từng cá nhân là thặng dư tiêu dùng chung của thị trường.
Người tiêu dùng đạt trạng thái cân bằng bằng cách gia tăng mua một sản phẩm cho đến khi MU = P.
Để tối đa hoá lơị ích đo được cần tuân theo nguyên tắc cân bằng tiêu dùng cận biên: MU1/ P1 = MU2/ P2 = MU3/ P3 =... = MUn/ Pn.
Quy tắc này nói lên rằng người tiêu dùng hợp lý sẽ mua mỗi loại hàng hoá cho đến khi tỷ lệ giữa lợi ích tăng thêm thu được so với giá phải trả là bằng nhau cho mỗi loại hàng hoá. Hay nói cách khác, lợi ích cận biên phát sinh do mỗi đơn vị tiền tệ chi ra phải là như nhau đối với mỗi loại hàng hoá.
Đường bàng quan thể hiện sự kết hợp giữa 2 hàng hóa mà tất cả các kết hợp đều mang lại
cùng 1 lợi ích như nhau đối với người tiêu dùng.
Kết hợp tiêu dùng tối ưu thể hiện đường ngân sách tiếp xúc với đường bàng quan cao