X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20
MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)
5.3.3. Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận
Để xác định mức sản lượng tối đa hoá lợi nhuận cần so sánh giữa MR và MC trong đó doanh thu cận biên - (MR) là mức thay đổi của tổng doanh thu (TR) do tiêu thụ thêm một đơn vị sản
phẩm (Q). Hoặc MR TR Q MR(TR)'Q
Chi phí cận biên (MC) là mức thay đổi của tổng chi phí (TC) khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm (Q) Q TC MC hoặc MC(TC)'Q
Hành vi tối đa hoá lợi nhuận của hãng theo nguyên tắc sau:
Nếu MR > MC thì phần doanh thu thu được khi bán được thêm sản phẩm sẽ lớn hơn phần chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó nên doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuân.
Nếu MR < MC thì việc doanh nghiệp giảm Q sẽ làm giảm chi phí nên làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
MR = MC thì doanh nghiệp đạt được mức sản lượng tối ưu (Q*) để và lợi nhuận lớn nhất (max). Mục tiêu của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận:
(Q)max với (Q) = TR(Q) - TC(Q)
Để tối đa hoá lợi nhuận, các điều kiện sau đây phải được thoả mãn: d/dQ = dTR/dQ - dTC/dQ = 0
MR - MC = 0
MR = MC
Đây chính là nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận theo phương pháp phân tích cận biên đã được nhắc đến ở bài 1. Vậy nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận là doanh nghiệp sản xuất tại một mức sản lượng tại đó doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên.
TÓM TẮT
Sản xuất là việc sử dụng các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau, gọi là các đầu vào hoặc
các yếu tố sản xuất, để tạo ra hàng hoá dịch vụ mới, gọi là đầu ra (hay sản lượng).
Hãng hay doanh nghiệp được hiểu là tổ chức kinh tế sử dụng các yếu tố sản xuất (đầu
vào) sản xuất ra các hàng hoá, dịch vụ (đầu ra) để bán nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận. Trong thực tế, các hãng có hình thức và quy mô khác nhau nhưng được giả định có mục tiêu chung là tối đa hoá lợi nhuận.
Trong lý thuyết sản xuất và chi phí người ta sử dụng hai khái niệm: ngắn hạn (SR) và dài hạn (LR). Ngắn hạn là khoảng thời gian trong đó có ít nhất một đầu vào cố định. Dài hạn được định nghĩa là khoảng thời gian trong đó hãng có thể thay đổi tất cả các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.
Sản phẩm bình quân (AP) hay năng suất bình quân của lao động là APL = Q/L. Đối với tư bản, sản phẩm bình quân là APK = Q/K.
Năng suất cận biên của 1 đầu vào biến đổi phản ánh số sản phẩm tăng thêm khi hãng tăng
thêm 1 đơn vị đầu vào biến đổi đó trong quá trình sản xuât.
Quy luật năng suất cận biên giảm dần cho rằng sản phẩm cận biên của bất cứ yếu tố sản
xuất nào sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có (với điều kiện giữ nguyên mức sử dụng các đầu vào cố định khác) hay nói cách khác mỗi một đơn vị đầu vào biến đổi tăng thêm được sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ đem lại lượng sản phẩm bổ sung (sản phẩm cận biên) ít hơn đơn vị đầu vào trước đó.
Chi phí về tài nguyên (hay là chi phí bằng hiện vật), chi phí kinh tế và chi phí tính toán, chi phí cơ hội...là những khái niệm khác nhau và giúp phân biệt 2 khái niệm lợi nhuận
kinh tế và lợi nhuận tính toán hay còn gọi là lợi nhuận kế toán. Lợi nhuận kinh tế được định nghĩa là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí kinh tế, còn lợi nhuận tính toán là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí tính toán.
Các chi phí ngắn hạn bao gồm Tổng chi phí - Chi phí cố định - Chi phí biến đổi và các chi phí bình quân như chi phí cố định bình quân AFC = FC/Q. Chi phí biến đổi bình quân
AVC = VC/Q. Chi phí bình quân ATC= TC/Q. Chi phí bình quân có thể tính bằng tổng của chi phí biến đổi bình quân và chi phí cố định bình quân ATC = AFC + AVC.
Lợi nhuận là chênh lệch giữa tổng doanh thu (TR) và tổng chi phí (TC) trong một khoảng
thời gian xác định. Tổng lợi nhuận = lợi nhuận đơn vị x lượng bán, Trong đó Lợi nhuận đơn vị = giá bán - tổng chi phí bình quân
Quy tắc chung để hãng tối đa hoá lợi nhuận là tăng sản lượng khi nào doanh thu cận biên còn vượt quá chi phí cận biên cho đến khi doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên thì dừng lại, khi MR = MC hãng đạt mức sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hoá lợi nhuận (max).