Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh độc quyền

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 100 - 102)

X TU MU MU/P Y TUY MUY MUY/PY 1 60 60 6 1 20 20

MRS / = ΔY/ΔX (= độ dốc của đường bàng quan)

6.4.2. Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh độc quyền

Trong cạnh tranh độc quyền mỗi hãng sản xuất ra các sản phẩm khác nhau do đó đường cầu đối với từng hãng là đường nghiêng xuống dưới về bên phải. Nghĩa là nếu hãng nâng giá lên đôi chút hãng sẽ mất đi một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ và ngược lại nếu hãng giảm giá đi một chút hãng sẽ thu được thêm một ít khách hàng chứ không phải là toàn bộ khách hàng của đối thủ. Vậy nên hãng cạnh tranh độc quyền có sức mạnh thị trường nhưng không tuyệt đối như độc quyền.

Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh độc quyền cũng theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận nên hãng sẽ sản xuất tại mức sản lượng tại đó chi phí cận biên bằng với doanh thu cận biên.

MC

ATC P* P*

ATC* P P

Hình 6.15. Quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh độc quyền

Trong ngắn hạn, về cơ bản quyết định sản xuất của hãng cạnh tranh độc quyền giống với hãng độc quyền. MR cũng là đường thẳng nằm dưới đường cầu.

Quyết định sản xuất: Q*SR: MR = MC Giá bán: P = P(Q*SR)

Lợi nhuận: π = TR (Q*) – TC (Q*)

π = Q* (P* – ATC*)

So với độc quyền, hai hãng có cùng chi phí thi hãng cạnh tranh độc quyền sản xuất nhiều hơn và ấn định giá thấp hơn. Do vậy, hãng cạnh tranh độc quyền vẫn có một chút sức mạnh thị trường và cũng gây ra phần mất không cho xãhội.

Trong dài hạn, vì rào cản gia nhập thấp và có sự tồn tại của lợi nhuận dương trong ngắn hạn nên nhiều hãng mới xâm nhập vào thị trường làm cho cầu về sản phẩm của một hãng cạnh tranh độc quyền giảm xuống. Đường cầu D dịch chuyển xuống dần cho đến khi lợi nhuận bằng không hay DLR tiếp xúc với ATC vì khi lợi nhuận bằng không thì sẽ không còn động lực gia nhập thị trường của các hãng mới nữa.

Quyết định sản xuất trong dài hạn tại điểm tiếp xúc giữa DLR và ATC: + Mức sản lượng Q*LR: MR = MC

+ Mức giá P* = ATC + Lợi nhuận dài hạn: π= 0

Vậy trong dài hạn, lợi nhuận của hãng cạnh tranh độc quyền bị cạnh tranh hết. Hãng cạnh tranh độc quyền sản xuất với công suất dư thừa do hãng quyết định sản xuất tại Q*LR thấp hơn mức sản lượng Q’ ứng với ATCmin.

MC ATC

Hình 6.16. Hãng cạnh tranh độc quyền sản xuất với công suất thừa 6.5 Độc quyền tập đoàn

6.5.1 Những đặc điểm cơ bản

- Chỉ có một số ít hãng cạnh tranh trực tiếp sản xuất toàn bộ hay hầu hết mức cung của thị trường về một loại sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.

- Nếu độc quyền tập đoàn sản xuất ra sản phẩm giống nhau như xi măng hay sắt thép thì đó là độc quyền tập đoàn thuần tuý. Nếu sản phẩm khác nhau như ô tô, máy móc… thì đó là độc quyền tập đoàn phân biệt.

- Sức mạnh thị trường của mỗi hãng tương đối lớn.

- Cản trở đối với xâm nhập và rút khỏi thị trường là tương đối lớn. Đó có thể là các cản trở về độc quyền công nghệ sản xuất, lợi thế chi phí tuyệt đối tức là ATC của hãng gia nhập lớn hơn ATC của hãng trong ngành, do đó cần phải có lượng vốn lớn.

- Các hãng độc quyền tập đoàn phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau. Mỗi hãng khi ra quyết định đều phải cân nhắc đến phản ứng của đối thủ cạnh tranh. Vì rằng thị trường độc quyền tập đoàn bao gồm một số ít hãng do đó mỗi sự thay đổi về giá, sản lượng của một hãng sẽ tức khắc dẫn đến sự thay đổi của các hãng đối thủ.

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH KINH TẾ VI MÔ TRƯỜNG KINH TẾ QUỐC DÂN (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)